【bang bong da y】Sắp hết thời xây trụ sở mới giữ trụ sở cũ

  发布时间:2025-01-25 19:41:11   作者:玩站小弟   我要评论
Từ 1/1/2018, cơ quan tài chính sẽ tham gia ý kiến ngay từ khâu đầu của việc đề nghị xây dựng trụ sở bang bong da y。

sap het thoi xay tru so moi giu tru so cu

Từ 1/1/2018,ắphếtthờixâytrụsởmớigiữtrụsởcũbang bong da y cơ quan tài chính sẽ tham gia ý kiến ngay từ khâu đầu của việc đề nghị xây dựng trụ sở làm việc mới. Ảnh: S.T.

"Can thiệp" từ gốc

Dự thảo các Nghị định hướng dẫn, cụ thể hóa Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cơ bản đã được Bộ Tài chính hoàn thiện và trình Chính phủ. Dự kiến, các Nghị định này sẽ được ban hành kịp thời gian có hiệu lực cùng với Luật là 1/1/2018.

Nhìn vào một thống kê "nho nhỏ" của UBND TP. Hà Nội về việc di dời các cơ quan đơn vị ra ngoài khu vực nội thành được công bố đầu năm 2017 cho thấy, có 5 bộ, 4 cơ quan được bố trí đất, đã xây xong trụ sở mới nhưng có tới 7 đơn vị tiếp tục giữ trụ sở cũ. Đề cập thực trạng này, ông Nguyễn Tân Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết: Các trường hợp cơ quan, đơn vị được đầu tư xây trụ sở mới, xây ở đâu, xây bao giờ, chuyển đến trụ sở mới bao giờ, các đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài sản công ở Trung ương và địa phương cơ bản đều nắm rõ nhưng không có chức năng, nhiệm vụ thu hồi trụ sở cũ. Việc bố trí quỹ đất xây dựng trụ sở mới, thu hồi trụ sở cũ thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương. Đây là một khúc mắc cần được giải quyết.

Giữa năm 2017, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Quản lý, sử dụng tài sản công để thay thế Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008, có hiệu lực từ 1/1/2018 với nhiều bước đột phá đáng ghi nhận. Một trong số đó là quy định đơn vị đã được bố trí trụ sở mới, đáp ứng đủ tiêu chuẩn, định mức về diện tích làm việc, diện tích sử dụng chung, diện tích đặc thù thì buộc phải trả lại trụ sở cũ.

Cụ thể, tại Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có bổ sung quy định trụ sở làm việc sẽ bị thu hồi nếu không sử dụng liên tục quá 12 tháng; được Nhà nước giao trụ sở mới hoặc đầu tư xây dựng trụ sở khác để thay thế bên cạnh việc sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn; chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn,... Và các cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tự nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước.

Tuy nhiên, để tránh việc "tự nguyện" như hiện nay và cũng để chi tiết hóa nội dung này, Bộ Tài chính đã soạn thảo, xin ý kiến các cơ quan liên quan, tiếp thu và trình Chính phủ Nghị định chung quy định chi tiết và hướng dẫn Luật này nói chung và có một bản dự thảo Nghị định riêng về tiêu chuẩn, định mức sử dụng cũng như việc thu hồi trụ sở làm việc.

Trong Nghị định chung, Bộ Tài chính đề xuất, trước khi quyết định giao, thu hồi đất thuộc trụ sở làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, thu hồi đất phải có văn bản gửi Bộ Tài chính (trụ sở của cơ quan Trung ương), Sở Tài chính (trụ sở thuộc địa phương) để lấy ý kiến. Nội dung văn bản lấy ý kiến phải xác định rõ lý do; diện tích dự kiến; sự phù hợp của phương án với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chức năng, nhiệm vụ và biên chế được duyệt của cơ quan nhà nước dự kiến giao, thu hồi đất; phương án bố trí quỹ đất để di dời,… Nói cách khác, trước đây, việc giao đất, thu hồi đất độc lập với việc quản lý, sử dụng tài sản công nên cơ quan, đơn vị xây dựng trụ sở mới nhưng cơ quan quản lý tài sản công không biết được trụ sở mới có đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn, định mức không và cũng không biết được trụ sở cũ sau khi di dời được sử dụng để làm gì. Nhưng nếu Nghị định chung được ban hành, Bộ Tài chính, các Sở Tài chính được tham gia và có ý kiến ngay từ giai đoạn đầu của việc xây trụ sở mới để nắm bắt nguyên nhân xây mới là do trụ sở cũ xuống cấp hay không đủ diện tích làm việc, không đáp ứng được yêu cầu. Cơ quan tài chính cũng căn cứ vào đó theo dõi, giám sát quá trình xây dựng trụ sở mới và bàn giao lại trụ sở cũ nên không còn chuyện đã có trụ sở mới lại không chịu trả trụ sở cũ như hiện nay.

Hơn thế nữa, lý do được nhiều cơ quan, đơn vị có trụ sở mới đưa ra để giữ trụ sở cũ là "trụ sở mới không đảm bảo diện tích làm việc" cũng sẽ bị vô hiệu hóa kể từ ngày 1/1/2018 khi các Luật và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực vì khi đó cơ quan tài chính đã tham gia ngay từ khâu xây dựng dự án. Phân tích rõ hơn, ông Nguyễn Tân Thịnh cho biết, ngay khi nhận được văn bản đề nghị cho ý kiến về việc giao đất, thu hồi đất trụ sở làm việc, cơ quan tài chính sẽ tính xem cơ quan, đơn vị, tổ chức di chuyển trụ sở làm việc có bao nhiêu biên chế từ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (thậm chí tính đến cả sự biến động về nhân sự), sau đó nhân với diện tích làm việc, diện tích sử dụng chung, diện tích đặc thù theo đúng tiêu chuẩn, định mức và so sánh với thiết kế xây dựng. Nếu diện tích xây dựng mới không bảo đảm, cơ quan tài chính sẽ không đồng ý phương án giao đất, thu hồi đất. Nếu trụ sở mới đáp ứng yêu cầu, cơ quan tài chính sẽ có ý kiến về việc sắp xếp trụ sở cũ thế nào: thu hồi; điều chuyển cho đơn vị, cơ quan, tổ chức khác đang thiếu diện tích làm việc; đấu giá quyền sử dụng đất,… phù hợp với quy hoạch.

Định mức cho từng chức danh

Không chỉ vậy, trong dự thảo Nghị định riêng về trụ sở công, Bộ Tài chính đưa ra những tiêu chuẩn, định mức rất cụ thể theo số lượng cán bộ, diện tích làm việc của từng vị trí, chức danh cụ thể để làm căn cứ đưa ra phương án cấp đất, xây dựng trụ sở mới. Đơn cử, đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương, các chức danh Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội được bố trí diện tích tối đa 60m2/chỗ làm việc; Tổng cục trưởng được tối đa 40m2; Phó Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương được tối đa 25m2;... Diện tích tối đa nhỏ nhất là 7m2 dành cho các cá nhân ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Theo lý giải của Bộ Tài chính, việc xác định diện tích trụ sở làm việc căn cứ số lượng cán bộ có tính đến định hướng phát triển lâu dài đồng thời đưa ra định mức tối đa về diện tích làm việc theo từng chức danh sẽ đảm bảo chặt chẽ, hạn chế tình trạng lãng phí trong giao đất để thực hiện các dự án xây dựng trụ sở làm việc cũng như khắc phục tình trạng "có nhà mới nhưng vẫn không đủ diện tích phải giữ lại nhà cũ".

Khi tham gia ý kiến vào nội dung này, Bộ Tư pháp có đặt ra một vấn đề: Có nên quy định cả diện tích làm việc tối thiểu để đảm bảo mức bắt buộc cơ quan nhà nước phải đáp ứng, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ cho từng chức danh. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, định mức tối đa là để phù hợp với tính chất đặc thù, điều kiện cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc xác định nhu cầu về diện tích làm việc đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Vì vậy, trong dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính đã đưa vào thêm nội dung: Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, bố trí sử dụng căn cứ tính chất công việc của chức danh, nhu cầu sử dụng, khả năng của NSNN, quỹ nhà đất hiện có và mức độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập để quyết định cho phù hợp, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trương Minh Hoàng:

Các địa phương vừa qua "kêu" nhiều về chuyện không thu hồi được trụ sở cũ trong khi đã bố trí rất nhiều quỹ đất cho các bộ, ngành xây trụ sở mới. Theo tôi, các đơn vị quản lý cần quyết tâm làm, mạnh dạn làm. Trước tiên là phát hành văn bản. Nếu trong một khoảng thời gian sau khi phát hành văn bản đơn vị không thực hiện thì tiếp tục đốc thúc. Đốc thúc lần thứ 2 không trả thì báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ, xem đây là báo cáo việc không thực hiện nhiệm vụ của bộ, ngành đó. Nếu thấy cần thiết thì cử đoàn làm việc với đơn vị cho rõ ràng. Ngoài ra, tôi đề nghị địa phương công bố, công khai danh sách các bộ, ngành không chịu trả trụ sở thông qua các kênh chính thức, thậm chí có thể nêu trên phương tiện truyền thông,…

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre):

Phải rà soát lại đề án về việc xây dựng trụ sở. Trong đề án xây dựng trụ sở, nếu nêu rõ trụ sở mới đủ công năng phục vụ cho nhu cầu của đơn vị và không giữ lại trụ sở cũ thì sau khi xây xong anh phải trả. Bởi đó là tài sản của Nhà nước. Cho nên những cơ quan có trách nhiệm, đặc biệt là những cơ quan phê duyệt đề án phải làm tốt công tác này và các đại biểu Quốc hội là phải giám sát một cách quyết liệt về việc di dời trụ sở, đặc biệt tại các khu đất “vàng”.

相关文章

最新评论