您现在的位置是:La liga >>正文

【giải hạng nhất na uy】Chất lượng đào tạo quyết định sinh viên thất nghiệp hay không

La liga454人已围观

简介Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiết lộ một số ngành sinh viên khó xin việc sau khi ra trường.“Hôm qua Bộ t ...

phó thủ tướng vũ đức đam

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiết lộ một số ngành sinh viên khó xin việc sau khi ra trường.

“Hôm qua Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã nói rất kỹ số người này là số người thất nghiệp không có việc làm phù hợp hoặc không tìm được việc làm,ấtlượngđàotạoquyếtđịnhsinhviênthấtnghiệphaykhôgiải hạng nhất na uy muốn tìm việc làm mới có trình độ đại học, tính ra khoảng trên 4%. Con số này tại các nước trung bình khoảng 7% nên chúng ta không có gì phải yêu cầu cứ học đại học trở lên phải có việc làm 100%. Việc một tỷ lệ nhất định dù học tất cả các bậc mà không có việc là bình thường ở thế giới, chính việc đó thúc đẩy cạnh tranh và vươn lên của các cơ sở giáo dục” - Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực giáo dục nói.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, để khắc phục tình trạng này có nhiều việc phải làm. “Đầu tiên phải thực hiện hướng nghiệp. Tôi xin các đại biểu Quốc hội và nhân dân đồng tình cho hướng đẩy mạnh thực hiện hướng nghiệp ngay từ trung học cơ sở” - Phó Thủ tướng nói.

Hiện nay, trên thế giới đã thực hiện như vậy, học trung học cơ sở xong thì một luồng rẽ ra học nghề, một luồng học tiếp lên trung học phổ thông. Học trung học phổ thông xong thì một luồng tiếp tục học nghề, một luồng tiếp tục học lên đại học để theo hướng hàn lâm nghiên cứu. Đó là phương án nhiều nước đã thực hiện nhằm tránh tình trạng đổ dồn học đại học và sau đó thất nghiệp.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam còn cho rằng cần phải nâng cao chất lượng đại học, mà muốn vậy thì “nhất định phải đẩy mạnh tự chủ đại học”. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh cũng hết sức quan trọng để giải quyết việc làm sau này.

Nói đến chất lượng sẽ quyết định vấn đề có việc làm sau khi học đại học, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dẫn chứng: Chính phủ đã chỉ đạo và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành khảo sát và cho thấy, các trường có điểm vào trên 27 điểm thì tỷ lệ học sinh ra trường sau 12 tháng có việc làm tính từ năm 2016 trở lại đây là 96%; nhóm trường từ 24 điểm đến 27 điểm, tỷ lệ này 92%; nhóm trường từ 20 điểm đến 24 điểm là 84% và nhóm trường từ điểm sàn 15,5 điểm đến 20 điểm là 89%.

“Tỷ lệ chung, các cháu học sinh ra trường trong vòng 12 tháng kể từ năm 2016 đến năm 2017 khảo sát mà có việc làm xấp xỉ 90%, chỉ có 11,3% không kiếm được việc làm. Đương nhiên, những việc làm này không có nghĩa là tất cả đã phù hợp đúng trình độ đại học, vì khảo sát cũng cho thấy rằng 19% số các cháu ra trường học đại học nhưng làm công việc không xứng đáng ở cấp đại học và ở đây có điều đáng lưu ý” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Phó Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra rằng, trong số các nhóm ngành đào tạo thì nhóm ngành đào tạo khoa học, giáo dục và giáo viên có tỷ lệ ra trường không tìm được việc cao nhất, 19%; nhóm thứ hai liên quan đến các dịch vụ xã hội qua khảo sát cũng là 19%; nhóm thứ ba là nhóm về môi trường, là 17%.

Báo cáo gửi đến Quốc hội của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Số lao động trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 60) có trình độ đại học không có việc làm là khoảng 200 nghìn người. Tuy nhiên, theo bộ này, nếu tính trong tổng số hơn 5 triệu lao động trình độ đại học thuộc độ tuổi này thì tỷ lệ không quá lớn (năm 2017 tỷ lệ này khoảng từ gần 3% đến 4,5%), chủ yếu là làm việc không đúng ngành hoặc không muốn chấp nhận dịch chuyển đến nơi thiếu lao động. Đây cũng là tình trạng chung của hầu hết các nước trên thế giới. (Tỷ lệ thất nghiệp của người có trình độ đại học (2016 - 2017) ở Hàn Quốc 8,3%; Trung Quốc là 8%, Đài Loan 5,81%; Hoa Kỳ từ 3,9 - 4,1%; Hồng Kông 3,8%; Singapore 2,8%...)./.

Minh Anh

Tags:

相关文章