Cán bộ hải quan kiểm tra hồ sơ hàng hóa của DN để xác định xuất xứ hàng nhập khẩu. Ảnh: Hải Anh Minh bạch hóa trong việc thực hiện xác định C/O TheựcthiNghịđịnhNĐxem kq bong dao Tổng cục Hải quan, Thông tư số 38 được Bộ Tài chính ban hành có một ý nghĩa rất quan trọng cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK). Đây là một văn bản quy phạm pháp luật quan trọng quy định cụ thể, thống nhất, minh bạch về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (C/O). Lần đầu tiên đối với lĩnh vực xác định C/O có một đầu mối văn bản riêng giúp cơ quan hải quan tra cứu áp dụng các quy định liên quan đến hoạt động XNK trong các trường hợp cần truy xuất C/O, qua đó góp phần ngăn ngừa gian lận thương mại, trốn thuế. Đồng thời, văn bản này hướng đến việc tạo thuận lợi cho hoạt động XNK của DN; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và áp dụng ưu đãi thuế quan theo đúng các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo Tổng cục Hải quan, cụ thể hóa tính minh bạch và tạo thuận lợi cho DN XNK, Thông tư 38 đã quy định cụ thể hồ sơ xác định trước C/O (Điều 3) và các trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận C/O (Điều 4). Theo đó, có 5 trường hợp DN cần lưu ý để thực hiện việc xuất trình C/O với cơ quan hải quan. Một là, hàng hoá có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Hai là, hàng hoá thuộc diện phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo Điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên mà Việt Nam và nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ cùng là thành viên; hàng hóa đang được thông báo nghi ngờ nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ trong danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ba là, hàng hoá thuộc diện Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát. Bốn là, hàng hoá thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng, để xác định hàng hóa không thuộc diện áp dụng các thuế này. Thông tư 38 quy định: 3 mặt hàng nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan đối với: thịt và các sản phẩm từ thịt; than và ô tô (khoản 2 Điều 4). Xử lý các trường hợp không nộp chứng từ chứng nhận C/O Vấn đề này được quy định tại (Điều 4) Thông tư 38 áp dụng với 3 trường hợp sau: Trường hợp thứ nhất, đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt nếu người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận C/O thì hàng hóa áp dụng thuế suất ưu đãi (MFN) hoặc thông thường. Trường hợp thứ hai, đối với hàng hóa phải nộp chứng từ chứng nhận C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan mà người khai hải quan không nộp thì hàng hóa không được thông quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư số 38/2018/TT-BTC, người khai hải quan không nộp được chứng từ chứng nhận C/O điều kiện nhập khẩu hoặc cho phép nhập khẩu theo pháp luật chuyên ngành thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan theo quy định. Trường hợp thứ ba, đối với hàng hóa áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp hoặc thuế tự vệ hoặc thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan, nếu người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận C/O thì hàng hóa áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp hoặc thuế tự vệ hoặc thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan đối với toàn bộ lô hàng và được thông quan theo quy định. Trường hợp không phải nộp chứng từ chứng nhận C/O Điều 6, Thông tư 38 đã quy định cụ thể 3 trường hợp không phải nộp C/O, đó là hàng hóa xuất khẩu; hàng hóa nhập khẩu không thuộc hàng hóa quy định tại Điều 4 Thông tư 38; hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp quy định miễn nộp chứng từ chứng nhận C/O theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo đó, đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi (MFN) thì không phải nộp chứng từ chứng nhận C/O. Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận C/O Điều 7, Thông tư 38 quy định, đối với trường hợp người khai hải quan có chứng từ chứng nhận C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan: nộp tại thời điểm làm thủ tục hải quan. Đối với trường hợp người khai hải quan chưa có chứng từ tại thời điểm làm thủ tục hải quan: được chậm nộp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trừ 2 trường hợp ngoại lệ: đối với C/O mẫu EAV nộp tại thời điểm làm thủ tục hải quan; đối với C/O mẫu KV (VK) trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục hải quan thì nộp trong thời hạn 1 năm. Thông tư 38 cũng quy định thời điểm nộp chứng từ chứng nhận C/O đối với hàng hóa của DN ưu tiên. Theo đó, trường hợp có chứng từ chứng nhận C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan, DN ưu tiên thực hiện khai trên tờ khai hải quan theo quy định và nộp chứng từ chứng nhận C/O cùng thời hạn với thời hạn nộp thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chậm nhất là ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Trường hợp DN ưu tiên chưa có chứng từ chứng nhận C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan thực hiện khai trên tờ khai hải quan theo quy định và được chậm nộp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trừ 2 trường hợp ngoại lệ: Đối với C/O mẫu EAV nộp tại thời điểm làm thủ tục hải quan và đối với C/O mẫu KV (VK) trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục hải quan thì nộp trong thời hạn 1 năm. Thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa Tạo thuận lợi cho DN XNK, Thông tư 38 cũng có quy định về nộp chứng từ chứng nhận C/O đối với trường hợp thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thu nội địa đối với hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế (Điều 17). Theo đó, khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế, người khai hải quan được nộp C/O để được xem xét áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với điều kiện hàng hóa phải được xác định chưa tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến (đảm bảo tính nguyên trạng về C/O) kể từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu ban đầu. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. Trừ lùi C/O đối với hàng hóa nhập khẩu Điều 23, Thông tư 38 có quy định trừ lùi C/O nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để nhập khẩu nhiều lần vào nội địa Theo đó, trường hợp một lô hàng đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa nhiều lần thì được sử dụng C/O để lập Phiếu theo dõi trừ lùi cho từng lần nhập khẩu vào nội địa và được áp dụng trừ lùi tại nhiều chi cục hải quan khác nhau. Thực thi kiểm tra, xác định, xác minh C/O Thông tư 38 quy định, quá trình xác minh hàng hóa nhập khẩu (bao gồm cả việc đi kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu và ra thông báo kết luận kiểm tra) được thực hiện trong thời hạn không quá một trăm tám mươi (180) ngày kể từ ngày Tổng cục Hải quan gửi văn bản đề nghị xác minh, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định thời gian xác minh dài hơn. Quá thời hạn này mà không nhận được kết quả xác minh, cơ quan hải quan thực hiện từ chối chứng từ chứng nhận C/O./. Ngọc Linh |