【lịch boóng đá】 “Đổi tình lấy chức” sẽ bị phạt đến 7 năm tù
BP - Luật sửa đổi,lịch boóng đá bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20-6-2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2018. Một trong nhiều điểm mới của bộ luật này được dư luận đặc biệt quan tâm, đó là quy định về chế tài xử phạt đối với hành vi nhận hối lộ tình dục có thể bị phạt đến 7 năm tù. Và dư luận đồng tình với mức phạt cũng như nội dung của chế tài này, vì góp phần tích cực bảo vệ hạnh phúc nhiều gia đình; đồng thời thông qua đó đảm bảo cho Luật Hôn nhân và gia đình được thực thi một cách hiệu quả.
Theo quy định Bộ luật Hình sự hiện hành (1999), đối với hành vi nhận hối lộ tình dục không cấu thành tội nhận hối lộ. Cụ thể là tại Khoản 1, Điều 279 của Bộ luật Hình sự 1999 quy định tội nhận hối lộ như sau: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: Gây hậu quả nghiêm trọng; Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A, Chương XXI các tội phạm về chức vụ, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Minh họa: S.H
Như vậy, người phạm tội nhận hối lộ phải là người có chức vụ, quyền hạn. Đồng thời, người này bằng hành vi của mình một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào. Điều này cũng có nghĩa là việc đưa của hối lộ có thể là do người phạm tội chủ động đưa cho người có chức vụ, quyền hạn nhưng cũng có thể đưa của hối lộ theo gợi ý, đòi hỏi của người có chức vụ, quyền hạn. Việc đưa hối lộ có thể thực hiện một cách trực tiếp, nhưng cũng có thể thực hiện gián tiếp (qua người môi giới). Và điều đáng lưu ý ở đây là lợi ích mà người phạm tội nhận được phải là lợi ích vật chất, tức có thể quy đổi thành tiền, tài sản.
Thời điểm hoàn thành tội phạm này được tính từ thời điểm một bên chấp nhận đề nghị hoặc yêu cầu của bên kia. Trên thực tế có trường hợp bên đưa hối lộ không thỏa thuận trước với người có chức vụ, quyền hạn nhưng thực hiện việc đưa của hối lộ đồng thời với việc đưa ra yêu cầu đối với người có chức vụ, quyền hạn và người đó đã chấp nhận (tức vừa nhận của hối lộ vừa chấp nhận đề nghị của người đưa hối lộ), thì thời điểm hoàn thành tội phạm này tính từ thời điểm người có chức vụ, quyền hạn chấp nhận đề nghị của bên đưa hối lộ, đây cũng đồng thời là thời điểm hoàn thành tội nhận hối lộ.
Đó là quy định trong Bộ luật Hình sự 1999, còn theo Bộ luật Hình sự 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 (gọi là Bộ luật Hình sự 2017 và có hiệu lực từ ngày 1-1-2018) thì hành vi nhận hối lộ tình dục cũng là hành vi cấu thành tội nhận hối lộ. Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 354 của bộ luật này quy định về tội nhận hối lộ như sau: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người khác hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1, Chương XXIII các tội phạm về chức vụ, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Lợi ích phi vật chất...
Như vậy, với quy định mới về tội nhận hối lộ, Bộ luật Hình sự 2017 đã đưa ra chế tài điều chỉnh các trường hợp có thể xảy ra liên quan đến các hành vi tham nhũng từ người có chức vụ, quyền hạn. Trong thực tế cuộc sống hiện tại cho thấy, của hối lộ không chỉ có vật chất mà bao gồm cả lợi ích về tinh thần, lợi ích phi vật chất đưa cho người có chức vụ, quyền hạn. Cụ thể là các trường hợp chạy thành tích, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu... và còn có cả lợi ích khác liên quan đến vấn đề nhạy cảm, như hối lộ tình dục. Đây cũng được coi là lợi ích để người đưa hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn để sinh lợi cho người đưa hối lộ.
Với quy định mới trong Bộ luật Hình sự 2017 thì từ ngày 1-1-2018, người đưa, môi giới hoặc nhận “hối lộ tình dục”, “đổi tình lấy chức”, “đổi tình lấy tiền, nhà, xe hơi”... cũng bị xử lý hình sự như nhận tiền bạc hay các loại tài sản có giá trị khác và có thể bị xử phạt đến 7 năm tù. Với việc bổ sung hành vi nhận hối lộ lợi ích phi vật chất nêu trên rất phù hợp với sự chuyển biến về tình hình tội phạm, đồng thời đáp ứng yêu cầu đấu tranh về phòng, chống tội phạm tham nhũng ở nước ta hiện nay.
N.V
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Hatayspor, 23h00 ngày 5/1: Chênh lệch dẳng cấp
- ·Man City vs Atletico Man xanh kèo trên Diego Simeone cảnh báo gắt
- ·Lao PM thanks VN for helping his country with tax collection
- ·Kết quả bóng đá Thụy Điển 1
- ·Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- ·Tặng chuyên gia Hải quan Nhật Bản kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài chính
- ·ISC bị đình chỉ hoạt động kinh doanh 3 tháng
- ·Hơn 1,35 triệu cổ phiếu CER chào sàn
- ·Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- ·Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương
- ·Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
- ·Đội tuyển Ý: Nỗi dày vò một thế hệ không ký ức World Cup
- ·Phái sinh: Khả năng VN30 tiếp tục xu hướng tăng và kiểm ‘mốc’ 940,2 điểm
- ·19 ca khúc mới viết về Hương Trà
- ·Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- ·Real vs Barca Real Madrid ở kèo trên là cơ hội cho Barca
- ·Cúp Quốc gia 2022 khởi tranh vào ngày 5/3, đón nhận tin vui
- ·Những kỷ niệm với nhà thơ Hải Như
- ·Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025
- ·Giải bóng đá hạng Nhì Quốc gia 2022 các nhận 14 đội tranh tài