【lịch thi đấu bóng đá hạng 2 đức】Kinh tế 2018

[Cúp C2] 时间:2025-01-12 00:01:28 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín 点击:72次

kinh te 2018 coi trong chat luong tang truong

XK hàng hóa năm 2018 dự kiến đạt khoảng 216-218 tỷ USD,lịch thi đấu bóng đá hạng 2 đức tăng khoảng 7-8% so với năm 2017. Ảnh: Thái Bình.

Với những mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản trong kế hoạch phát phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, điều có thể dễ dàng nhận thấy là Chính phủ đã không còn đặt quá nặng mục tiêu tăng trưởng kinh tế về số lượng mà thay vào đó là đảm bảo chất lượng tăng trưởng.

Tăng trưởng GDP từ 6,5-6,7%

Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội năm 2018:

Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô. Tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; thực hiện quyết liệt cải cách hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo điều hành ở tất cả các ngành, các cấp; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và người đứng đầu.

(Trích Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.)

Kết thúc quý III/2017, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% đã được các bộ, ngành khẳng định nhiều khả năng sẽ đạt được. Đây là một cố gắng lớn của Chính phủ trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng, giảm dần dựa vào khai thác tài nguyên, nhất là dầu thô và chuyển hướng sang lấy công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ làm nòng cốt. Năm 2018, theo báo cáo của Chính phủ, mục tiêu phát triển kinh tế được đưa ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, triển vọng lạc quan về tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu năm 2018 sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và XK của Việt Nam, nhất là khi tận dụng tốt cơ hội của các hiệp định thương mại đã ký kết.

Cùng với đà tăng trưởng kinh tế sau 3 quý năm 2017, theo lẽ thường thì mục tiêu tăng trưởng của năm 2018 sẽ được điều chỉnh tăng để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP của cả giai đoạn 2016-2020 là từ 6,5-7%, trong khi đó, riêng năm 2016 tăng trưởng GDP đã không đạt mục tiêu đề ra (với mức 6,21%). Tuy nhiên, dự thảo bức tranh kinh tế - xã hội năm 2018 đã được Chính phủ phác thảo với những mục tiêu cơ bản tương đối khiêm tốn. Theo đó, mục tiêu tăng trưởng GDP được đề ra ở mức tăng khoảng 6,5-6,7%, nghĩa là không cao hơn so với mức tăng trưởng GDP của năm 2017. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7-8% so với năm 2017, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 33-34% GDP và tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%.

Cùng với các chỉ tiêu cơ bản trên, các cân đối lớn của nền kinh tế cũng đã được xác định cụ thể. Theo đó, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2018 dự kiến là khoảng 1,3 triệu tỷ đồng, tổng chi ngân sách nhà nước năm 2018 dự kiến khoảng 1,5 triệu tỷ đồng, bội chi ngân sách nhà nước năm 2018 dự kiến khoảng 204 nghìn tỷ đồng (bằng khoảng 3,7% GDP). Về cân đối vốn đầu tư phát triển, dự kiến khả năng huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2018 khoảng gần 1,9 triệu tỷ đồng, bằng khoảng 33-34% GDP. Trong đó, vốn đầu tư nước ngoài năm 2018 dự kiến tổng vốn đăng ký là 27,5-28,5 tỷ USD.

Liên quan đến cân đối XNK, XK hàng hóa năm 2018 dự kiến đạt khoảng 216-218 tỷ USD, tăng khoảng 7-8% so với năm 2017; NK khoảng 221-223 tỷ USD, tăng khoảng 8-9%. Con số nhập siêu ước khoảng 5 tỷ USD và tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch XK duy trì ở mức dưới 3%.

Sở dĩ nói mục tiêu cơ bản tương đối khiêm tốn là vì, bên cạnh GDP dự kiến chỉ tăng khoảng 6,5-6,7%, thì tổng kim ngạch XK dự kiến tăng khoảng 7-8% so với năm 2017. Trong khi đó, 9 tháng đầu năm 2017, theo đánh giá cụ thể tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2017 thì có 5/13 chỉ tiêu vượt định mức, trong đó, tốc độ tăng tổng kim ngạch XK đạt trên 14%, trong khi chỉ tiêu đề ra là 6-7%.

Lý giải một phần cho điều này, Chính phủ cho biết, bối cảnh tình hình quốc tế dự báo sẽ còn diễn biến khó lường, kinh tế Việt Nam cũng có thể gặp nhiều khó khăn, thách thức đến từ bên ngoài. Đồng thời, thách thức chủ yếu của Việt Nam đến từ các yếu tố nội tại của nền kinh tế như: Mô hình kinh tế chủ yếu dựa trên lao động giá rẻ, trình độ công nghệ thấp; đất đai, tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, trong khi hiệu quả sử dụng chưa tăng đáng kể. Cùng với đó là những vấn đề còn tồn tại của nợ xấu, nợ công, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực; doanh nghiệp trong nước vẫn hạn chế cả về quy mô, năng lực điều hành…

Chất lượng tăng trưởng đặt lên hàng đầu

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh:

Tăng trưởng XK phụ thuộc quá nhiều vào FDI khi khu vực này chiếm tới hơn 70% tổng kim ngạch XK của Việt Nam, đây là điều rất khó khăn cho nền kinh tế, vì giá trị gia tăng cho Việt Nam là rất ít. Do đó, phải cải cách mạnh mẽ để khu vực kinh tế trong nước có sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa, bởi không có nước nào giàu mạnh, hiện đại, công nghiệp hóa được mà chỉ dựa vào đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh những tồn tại nên trên, Chính phủ cũng cho biết, có những khó khăn mới có thể xuất hiện tác động giảm tăng trưởng trong năm 2018. Cụ thể, những động lực tăng trưởng dựa vào yếu tố như khai thác dầu khí, than, đóng góp của Samsung, Formosa, kiều hối,... đều đã được tận dụng trong năm 2017 và khó có khả năng có mức tăng bứt phá. Trong thời gian tới, ngành khai khoáng có thể tiếp tục giảm do sản lượng khai thác giảm, đặc biệt là sản lượng dầu thô, dự kiến giảm 2 triệu tấn so với năm 2017. Điều này kết hợp với dư địa cho chính sách tài khóa và tiền tệ hạn hẹp, khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển có khả năng gặp khó khăn do đã trải qua đỉnh tăng trưởng của năm 2017; thuế XNK một số mặt hàng trong khối ASEAN giảm... Tất cả những yếu tố không thuận nêu trên sẽ tác động lớn đến mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2018.

Trước thông tin Chính phủ không đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2018 cao hơn năm 2017, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đánh giá cao đề xuất của Chính phủ, vì bên cạnh xác định chỉ tiêu kế hoạch thì nhận định tình hình, khả năng đạt được cũng là điều rất quan trọng và với tình hình kinh tế hiện nay thì khả năng đạt được tăng trưởng cao là khó. “Nếu cứ đạt tăng trưởng cao bằng bất kỳ giá nào thì có thể sẽ phải trả giá cho việc bơm tiền vào nền kinh tế, khả năng dẫn tới lạm phát là rất có thể xảy ra. Có mục tiêu phấn đấu cao hơn thì rất tốt, nhưng không nên đặt chỉ tiêu quá cao. Vì thế, việc Chính phủ đặt chỉ tiêu tăng trưởng GDP bằng và thấp hơn 2018, theo tôi là mang tính hiện thực”, chuyên gia Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng ông “không bất ngờ khi Chính phủ đặt mục tiêu tăng truởng không cao hơn so với mức tăng trưởng của năm 2017, vì đã dự đoán Chính phủ sẽ giảm chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế”. Theo chuyên gia này, việc đẩy chỉ tiêu tăng trưởng lên mức cao bắt buộc cả nền kinh tế được hâm nóng. Đơn cử, nửa cuối năm 2017, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nuớc phải bơm một lượng tín dụng lớn ra nền kinh tế với mức tăng trưởng đặt ra cho cả năm tăng từ 18 lên là 21%. Như vậy, việc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế lên cao sẽ tác động đến chính sách tiền tệ, đẩy chính sách tiền tệ hoạt động mạnh hơn bình thường. Hoan nghênh việc Chính phủ chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5-6,7% cho 2018, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng nó sẽ làm giảm áp lực cho chính sách tiền tệ. “Tuy nhiên, dù tăng trưởng là con số nào thì việc định lượng tăng trưởng kinh tế không phải là chỉ tiêu duy nhất, vấn đề mà mọi nguời mong muốn là chất lượng tăng trưởng phải đặt đặt lên hàng đầu, nghĩa là chất lượng đời sống của người dân phải được tăng lên, thanh khoản của DN phải được cải thiện”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu lưu ý.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, xem xét giảm mục tiêu tăng trưởng có thể là một bước lùi để Chính phủ có thời gian tập trung vào chất lượng tăng trưởng. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5-6,7%, Chính phủ cần phải đẩy mạnh cải cách, bởi hiện nay các chi phí mà các DN tư nhân đang phải gánh chịu là rất lớn, rất khó để họ phải gánh thêm các chi phí khác. Cải cách cũng là để bảo đảm có cơ chế không tạo ra tham nhũng, trách nhiệm phải rõ ràng.

Để thúc đẩy tăng trưởng năm 2018 đạt mục tiêu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cũng cho rằng, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần quyết tâm thực hiện ràng buộc ngân sách cứng, thẩm định chặt chẽ các dự án đầu tư, đẩy mạnh khoán chi hành chính, sử dụng xe công, đấu thầu, đặt hàng trong cung cấp dịch vụ công, giảm bội chi ngân sách nhà nước, quản lý nợ công. Bên cạnh đó, cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ, tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư; gỡ bỏ các rào cản, điều kiện đầu tư kinh doanh bất hợp lý, gây cản trở hoạt động của DN.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接