【sân mobi】Thị trường bất động sản: Sức ép cạnh tranh ngày càng tăng

Thể thao 2025-01-10 21:18:16 93

bds

Trong trung hạn,ịtrườngbấtđộngsảnSứcépcạnhtranhngàycàngtăsân mobi các DN BĐS sẽ tiếp tục chịu áp lực trước xu hướng siết chặt tín dụng BĐS theo lộ trình đã được NHNN đặt ra.

Do đó, các doanh nghiệp (DN) địa ốc cần đặc biệt chú trọng phát triển về chất của sản phẩm và hướng đến đáp ứng nhu cầu thực của thị trường. Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Hồng Vân – Giám đốc thị trường, Công ty Jones Lang LaSalle Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội, với phóng viên TBTCVN.

* PV: Thưa bà, bà nhận định như thế nào về triển vọng của thị trường BĐS năm 2020?

- Bà Nguyễn Hồng Vân:Tôi cho rằng, năm 2020, thị trường BĐS đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen. Trước hết, về mặt thuận lợi, hoạt động của thị trường BĐS được hỗ trợ bởi nền tảng tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2019 và dự báo kinh tế vĩ mô năm 2020 tiếp tục được duy trì ổn định, tăng trưởng cao sẽ là điều kiện thuận lợi cho thị trường BĐS phát triển.

Bên cạnh đó, với việc Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực từ đầu năm 2019 và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) được ký kết tạo kỳ vọng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư vào nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, trong đó có lĩnh vực BĐS sẽ có xu hướng gia tăng trong năm 2020 cũng như những năm tới. Theo đó, thị trường BĐS có thể tận dụng lợi thế hội nhập của đất nước để tiếp tục thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI để bổ sung, thay thế một phần nguồn vốn tín dụng ngân hàng (NH), qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường BĐS Việt Nam…

van
Bà Nguyễn Hồng Vân

Ngoài ra, về mặt chính sách, thời gian tới đây dự kiến một số bộ luật liên quan trực tiếp đến hoạt động của thị trường BĐS như Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS… được xem xét, sửa đổi, sẽ tạo nền tảng và động lực quan trọng thúc đẩy phát triển thị trường BĐS.

Bên cạnh cơ hội, thị trường BĐS cũng đứng trước không ít thách thức. Trước hết là sự thiếu hụt nguồn cung quỹ đất, thiếu hụt nguồn cung dự án ở nhiều phân khúc trên thị trường như phân khúc nhà ở, thị trường văn phòng… Đặc biệt, đối với một số phân khúc luôn có sự quan tâm lớn nhất từ thị trường như phân khúc nhà ở thì lại đang có biểu hiện lệch pha cung – cầu, cơ cấu sản phẩm mất cân đối, biểu hiện ở chỗ thị trường quá thiếu loại căn hộ nhà ở thương mại giá thấp, nhà ở xã hội, trong khi đó, phân khúc cao cấp lại chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 1/3 thị trường) và đang dư thừa số lượng lớn. Đây là chỉ dấu rõ rệt nhất của sự phát triển thị trường BĐS thiếu bền vững và là vấn đề đáng quan ngại cần có chính sách điều tiết hiệu quả trong thời gian tới, để đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường.

Ngoài ra, thời gian tới, nhiều thay đổi của chính sách tín dụng cho BĐS theo hướng tín dụng BĐS sẽ được kiểm soát chặt chẽ, siết chặt hơn, quy mô tín dụng cho BĐS sẽ giảm hơn… sẽ tác động không nhỏ tới thị trường BĐS.

* PV: Đối với từng phân khúc BĐS trên thị trường, bà đánh giá như thế nào về triển vọng năm nay?

- Bà Nguyễn Hồng Vân: Tôi cho rằng, năm 2020, BĐS công nghiệp sẽ là phân khúc có triển vọng phát triển tốt nhất thị trường. Bởi, đây là phân khúc được dự báo có thể được hưởng lợi từ quá trình hội nhập của đất nước khi thực thi CPTPP và triển vọng mở ra từ việc ký kết EVFTA. Cùng với đó, do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể tạo làn sóng dịch chuyển các cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang một số nước ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, giúp cho thị trường BĐS công nghiệp phát triển mạnh hơn. Đơn cử, năm 2019 đã có khoảng hơn 1,8 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam, trong đó chủ yếu đầu tư vào phân khúc BĐS công nghiệp và thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A).

Thứ hai, thị trường BĐS nhà ở cũng là phân khúc dành được sự quan tâm lớn của các thị trường, trong đó, phân khúc nhà ở bình dân, có giá vừa túi tiền và phân khúc nhà ở trung cấp vẫn sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, phát triển bền vững và có tính thanh khoản cao nhất. Đặc biệt thời gian tới, xu hướng nhà đầu tư mở rộng đầu tư các dự án ở các khu vực ngoại ô sẽ tăng lên. Cùng với đó, người mua không chỉ mua để đầu tư mà còn có nhu cầu thực – mua để ở.

Phân khúc dự báo cũng có triển vọng tích cực trong năm 2020 là phân khúc BĐS bán lẻ. Bởi nhiều tập đoàn, thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đã, đang dự định đặt chân vào thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam. Khi các tập đoàn, thương hiệu mở cửa hàng tại Việt Nam sẽ kéo theo nhu cầu về mặt bằng phục vụ cho hoạt động kinh doanh, vì vậy sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy BĐS bán lẻ phát triển.

Đối với phân khúc đất nền, tại một số khu vực trên cả nước đã từng trải qua đợt phát triển nóng, sốt ảo giá đất trong một, hai năm trở lại đây, thì đến nay đã trở về quỹ đạo phát triển bình thường. Theo đó, hiện nay, nhà đầu tư không thể kỳ vọng siêu lợi nhuận khi đầu tư vào đất nền. Đặc biệt, đầu tư vào phân khúc đất nền, nhà đầu tư chỉ nên đầu tư vào những dự án đã có đầy đủ tính pháp lý (đã có sổ đỏ, có giấy phép xây dựng), cũng như có hệ thống hạ tầng trục chính kết nối với dự án thì mới có hiệu quả.

* PV: Bà có lời khuyên chung nào cho các DN BĐS trong năm 2020?

- Bà Nguyễn Hồng Vân: Như trên tôi đã phân tích, năm 2020, dự báo thị trường BĐS sẽ có những khó khăn và cơ hội, thuận lợi đan xen, song sẽ không có những đột biến so với năm 2019. Tuy nhiên, sức ép cạnh tranh khách hàng trên thị trường ngày càng tăng, vì vậy, để kinh doanh thành công, yếu tố quan trọng nhất là DN phải đảm bảo chất lượng dự án theo đúng cam kết. Bên cạnh đó, DN cần phát triển theo hướng BĐS xanh, thông minh, tích hợp đồng bộ nhiều tiện ích, dịch vụ… mới có khả năng hấp dẫn đối với khách hàng.

Liên quan đến vấn đề tín dụng BĐS, tôi cho rằng, tác động của chính sách hạn chế nguồn tín dụng NH vào BĐS đã ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS trong năm 2019, khiến nhiều chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn vốn cho nhu cầu đầu tư BĐS. Trong năm 2020 cũng như trong trung hạn, các DN BĐS sẽ tiếp tục chịu áp lực trước xu hướng siết chặt tín dụng BĐS theo lộ trình đã được Ngân hàng Nhà nước đặt ra. Tuy nhiên, đây cũng là áp lực tích cực giúp các DN địa ốc bớt phụ thuộc quá lớn vào nguồn tín dụng NH.

Trong bối cảnh đó, thời gian tới, các DN BĐS cần tăng cường những giải pháp để đa dạng hóa nguồn vốn, tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung khác ngoài nguồn vốn tín dụng NH, như tìm kiếm nguồn vốn từ thị trường chứng khoán, các quỹ đầu tư, nguồn vốn FDI, hay tăng cường hoạt động M&A, liên kết, hợp tác với DN trong và ngoài nước… để tăng cường các nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chính. Các DN cần lượng sức mình để đầu tư, càng ít phụ thuộc vào nguồn vốn vay NH thì càng ít gặp rủi ro trong quá trình đầu tư vào lĩnh vực BĐS.

* PV: Xin cảm ơn bà!

Phân khúc dự báo cũng có triển vọng tích cực trong năm 2020 là phân khúc BĐS bán lẻ. Bởi nhiều tập đoàn, thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đã, đang dự định đặt chân vào thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam. Khi các tập đoàn, thương hiệu mở cửa hàng tại Việt Nam sẽ kéo theo nhu cầu về mặt bằng phục vụ cho hoạt động kinh doanh, vì vậy sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy BĐS bán lẻ phát triển.

Diệu Thiện (thực hiện)

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/284e299132.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn

Sixth working day of 13th Party Central Committee’s eighth plenum

Việt Nam values strategic partnership with Australia: Party official

PM meets with leaders of Philippines, Indonesia, and Singapore on sidelines of ASEAN

Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong

Việt Nam urges nuclear non

Việt Nam attends 23rd International Meeting of Communist and Workers' Parties

Party official meets Japanese Foreign Minister

友情链接