【kết quả v.league 2023】Luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý trong hoạt động đầu tư FDI

时间:2025-01-11 04:16:39 来源:Empire777
Cần gì cho làn sóng đầu tư trong bối cảnh “bình thường mới”?ôntiềmẩnnhiềurủiropháplýtronghoạtđộngđầutưkết quả v.league 2023
TPHCM thu hút đầu tư FDI đứng đầu cả nước về số dự án mới
Việt Nam cần tận dụng tốt dòng vốn FDI
hội thảo “Hòa giải tranh chấp đầu tư: Góc nhìn Xúc tiến và Bảo hộ đầu tư”. Ảnh: H.Dịu
Hội thảo “Hòa giải tranh chấp đầu tư: Góc nhìn xúc tiến và bảo hộ đầu tư”. Ảnh: H.Dịu

Sáng 13/11, Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã tổ chức hội thảo “Hòa giải tranh chấp đầu tư: Góc nhìn xúc tiến và bảo hộ đầu tư”.

Ông Phan Trọng Đạt, Phó Giám đốc thường trực VMC cho biết, việc gia nhập các hiệp định thương mại tự do, bảo hộ đầu tư của Việt Nam có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần thu hút và làm gia tăng mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn dẫn đến phát sinh các tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan nhà nước Việt Nam.

Về vấn đề này, Luật sư Phùng Anh Tuấn, Giám đốc kiêm Luật sư điều hành Công ty Luật VCI Legal cho biết, khảo sát về rủi ro chính trị (MIGA-EIU) của Ngân hàng Thế giới (WB) ghi nhận có tới hơn 25% nhà đầu tư cho rằng rủi ro chính trị khiến họ rút khỏi các hoạt động đầu tư hiện có, hoặc hủy bỏ các dự án đã lên kế hoạch.

Các rủi ro này thường là việc cơ quan quản lý thay đổi pháp luật gây bất lợi, vi phạm hợp đồng hoặc hạn chế chuyển lợi nhuận và chuyển đổi tiền tệ. Điều này cũng là nguyên nhân phần nào gây ra cản trở cho các nhà đầu tư tiềm năng mới.

Chính vì vậy, theo Luật sư Tuấn, việc giảm những rủi ro ở giai đoạn ban đầu rất quan trọng, không chỉ thu hút, giữ chân và mở rộng đầu tư mà còn để ngăn ngừa các tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư.

Còn theo Luật sư Đinh Ánh Tuyết, Trưởng Văn phòng Luật sư IDVN, cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam hiện nay tham gia sẽ bao gồm: thương lượng, hòa giải, trọng tài quốc tế, tòa án có thẩm quyền và cơ chế đặc thù. Nhưng khi có tranh chấp thì phương thức thương lượng, hòa giải luôn được ưu tiên bởi tiết kiệm chi phí, nhân lực và thời gian.

Theo thống kê, hiện đã có ít nhất 18% vụ tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư đã được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải, giúp các dự án tiếp tục được triển khai, giảm các thiệt hại không mong muốn cho nhà đầu tư, cũng như duy trì hình ảnh tích cực của cơ quan quản lý trong việc tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi.

Không những thế, hai hiệp định gần nhất của Việt Nam là EVIPA và CPTPP đều có nội dung khuyến khích sử dụng phương thức hòa giải, trong đó, CPTPP quy định tham vấn, thương lượng là thủ tục bắt buộc trước khi khởi kiện…

Tuy nhiên, các chuyên gia tại hội thảo đều cho rằng, hoạt động hòa giải còn rất mới ở Việt Nam, nên khi tiến hành thương lượng, hòa giải, nhà đầu tư và cơ quan đại diện nước tiếp nhận đầu tư cần lưu ý nên cân nhắc có sự hỗ trợ từ luật sư/chuyên gia có kinh nghiệm, hiểu biết để vừa giảm thiểu rủi ro vừa nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp.

推荐内容