【bang xep hang indo】Phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn bền vững là cách để doanh nghiệp gia tăng giá trị
Thời gian qua,áttriểnkinhtếxanhkinhtếtuầnhoànbềnvữnglàcáchđểdoanhnghiệpgiatănggiátrịbang xep hang indo việc phát triển xanh diễn ra chủ yếu ở khối các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có chuyển biến rõ nét. Để phát triển hoạt động kinh doanh bền vững, các chuyên gia cho rằng, phát triển kinh tế xanh chính là cách để doanh nghiệp gia tăng giá trị cho mình.
Kinh tế xanh là nền kinh tế ít phát thải carbon, giảm thiểu mối nguy hại đến môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Trên nền tảng này, nền kinh tế xanh đặt ra khuôn khổ lồng ghép các hoạt động kinh tế với vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên.
Ngày 25/9/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, đề ra hai nhiệm vụ chiến lược: Thứ nhất, xanh hoá sản xuất; thực hiện một chiến lược công nghiệp hoá sạch thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên; khuyến khích phát triển công nghệ xanh, nông nghiệp xanh. Thứ hai, xanh hoá lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; kết hợp lối sống đẹp truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại.
Ngày 01/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Trong đó khẳng định, tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.
Kinh tế xanh giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị, bảo vệ môi trường trước biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa
Trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Chính phủ đã đặt mục tiêu: Cường độ phát thải trên GDP vào năm 2030 giảm ít nhất 15% so với năm 2014, và ít giảm ít nhất 30% đến năm 2050. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom xử lý bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đạt 95% đến năm 2030. Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định trên 50% đối với đô thị loại II trở lên và 20% đối với các loại đô thị còn lại.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh. Điển hình như chuyển dịch năng lượng tích cực, trong đó năng lượng tái tạo chiếm khoảng 27,1% trong tổng công suất và 13,7% về sản lượng trong hệ thống điện toàn quốc. Nếu so với mục tiêu đề ra đến năm 2030 đạt khoảng 15-20% và năm 2045 đạt khoảng 25-30% trong Nghị quyết số 55-NQ/TW, công suất các nguồn năng lượng tái tạo có thể đạt được.
Tỷ trọng kinh tế số trong GDP của Việt Nam đến cuối năm 2023 đạt 16,5%. Tín dụng xanh tăng trưởng 20%/năm từ năm 2017 đến nay và chiếm gần 4,5% dư nợ của nền kinh tế năm 2023. Giai đoạn 2019 - 2023, Việt Nam đã phát hành khoảng 1,16 tỷ USD trái phiếu xanh.
Năm 2023, Việt Nam bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon thông qua Ngân hàng Thế giới thu về 51,5 triệu USD; năm 2022, cả nước có khoảng 240.000 ha canh tác hữu cơ (trong khi năm 2016 chỉ là 77.000 ha); có 59/63 tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai nông nghiệp hữu cơ…
Những kết quả trên cho thấy, dù là nước đang phát triển, nhưng Việt Nam đã chủ động hội nhập xu thế phát triển thời đại. Thúc đẩy để chuyển nhanh sang mô hình kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế dựa vào tri thức, kinh tế tuần hoàn và luôn nhất quán quan điểm xuyên suốt là phát triển bền vững và không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá.
Tuy nhiên, nhìn nhận ở góc độ khác, PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, kinh tế xanh ở Việt Nam còn rất khiêm tốn với vị trí 79/160 quốc gia được xếp hạng về Chỉ số kinh tế xanh. Xét về tăng trưởng xanh, Việt Nam đang đứng ở vị trí 73/245 quốc gia trên toàn cầu và xếp thứ 16/50 ở khu vực châu Á.
Từ những con số trên, PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ cho rằng, nước ta đã thực hiện tốt các khía cạnh bảo vệ vốn tự nhiên, nhưng đang phải đối mặt với thách thức về khía cạnh hiệu quả tài nguyên và các cơ hội kinh tế xanh. Sự thay đổi này chủ yếu diễn ra chủ yếu ở khối các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi đó số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khá nhiều nhưng chưa quan tâm thích đáng và chưa có chuyển biến rõ nét.
Do vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần quyết tâm chuyển đổi mạnh mẽ, đặc biệt nâng cao hiểu biết, nhận thức về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nắm bắt các quy định liên quan của cả trong nước và quốc tế.
Từ thực tiễn trên, Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, cần phải có quyết sách đủ mạnh để cụ thể hóa quan điểm “đầu tư cho môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững”; đồng thời, huy động được nguồn lực xã hội hóa và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đề xuất hệ thống quan điểm mới, tư duy mới đáp ứng bối cảnh tầm nhìn đến 2050. Quan điểm xuyên suốt là Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, dẫn dắt, doanh nghiệp và người dân là trung tâm và chủ thể thực hiện, cùng với sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội.
Bà Chu Thị Kim Thanh - Giám đốc vận hành Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PROVIETNAM) cho biết, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyên, mà còn giảm chi phí bằng cách biến chất thải của một ngành thành nguyên liệu cho ngành khác; đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu.
Cũng theo PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn bền vững chính là cách để doanh nghiệp gia tăng giá trị của mình. Thời gian tới, các nhà sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu phải thực hiện các quy định của “luật chơi” mới, không còn là tự nguyện nữa mà phải chuyển đổi, chấp nhận phát triển bền vững hay là rời khỏi “cuộc chơi”.
An Dương (T/h)
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/284a297696.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。