Giá dầu thế giới ngày 20/1 lại giảm
Theádầugiảmgầnchạmđáygiáxăngcótiếptụcgiảlịch thi đấu hom nayo tin tức từ báo Vietnamplus, trong phiên giao dịch ngày 20/1, giá dầu giảm sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo về sức tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, làm dấy lên tâm lý lo ngại trong giới đầu tư về nhu cầu tiêu thụ dầu thô. Chốt phiên này, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 2/2015 giảm 2,3 USD xuống 46,39 USD/thùng, giữ một khoảng cách không xa so với mức đáy kể từ tháng 3/2009. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 3/2015 giảm 85 xu Mỹ xuống 47,99 USD/thùng.
Theo chuyên gia phân tích Myrto Sokou thuộc Sucden, giá dầu WTI kỳ hạn tháng 2/2015 đã phải chịu sức ép lớn khi IMF trong báo cáo cập nhật "Triển vọng kinh tế thế giới" đã hạ dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 3,5% trong năm nay, trong bối cảnh đà tăng trưởng suy yếu tại hầu hết các nền kinh tế lớn, ngoại trừ Mỹ.
Giá dầu giảm sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo về sức tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Ảnh minh họa
Tuần trước, giá dầu thế giới hồi phục nhẹ sau mấy tuần liên tục giảm và có lúc xuống ngưỡng 45 USD/thùng, rẻ nhất trong gần 6 năm, theo thông tin cập nhật trên báo Dân Trí. Từ giữa năm ngoái tới nay, dầu thô mỗi ngày một rẻ đi khi nguồn cung trở nên thừa mứa mà các nước sản xuất dầu một mực không hạ sản lượng khai thác. Tình trạng dư thừa dầu của thế giới hiện nay chủ yếu xuất phát từ sản lượng dầu gia tăng, đặc biệt là sản lượng dầu đá phiến của Mỹ.
Mối lo về nhu cầu tiêu thụ dầu gia tăng thêm khi hôm qua, Trung Quốc công bố thống kê cho thấy GDP của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới trong năm 2014 tăng trưởng 7,4%, chậm nhất trong 24 năm. Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới và là nước nhập khẩu nhiều dầu hơn bất kỳ quốc gia nào.
“Giá dầu giảm vì các điều kiện kinh tế vẫn chưa thay đổi. Dầu thô sẽ còn dư thừa, và cho tới khi điều này thay đổi, cơ hội giá dầu phục hồi là rất thấp”, nhà phân tích Jameel Ahmad của FXTM phát biểu. Chưa kể, sức ép giảm giá dầu còn gia tăng khi có tin sản lượng dầu của Iraq đã lên tới mức kỷ lục trong tháng 12 vừa qua. Theo giới phân tích, giá dầu đang bị đẩy xuống từ cả hai phía là nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ. Từ tháng 6 năm ngoái tới nay, giá dầu đã “bốc hơi” khoảng 60%.
Giá xăng dầu trong nước liệu có giảm tiếp?
Theo tin mới từ báo Vneconomy, ngày 20/1, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có ý kiến chỉ đạo về việc điều hành thuế nhập khẩu và giá bán lẻ xăng dầu. Theo đó, thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng giao Bộ Tài chính, Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi sát tình hình biến động giá dầu thô trên thế giới để kịp thời có biện pháp xử lý về thuế nhập khẩu và giá bán lẻ xăng dầu cho phù hợp, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo quy định của Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, thì hôm nay 21/1 là đủ chu kỳ 15 ngày để điều chỉnh giá xăng dầu. Ảnh minh họa
Chiều cùng ngày, trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, giá xăng dầu thế giới tiếp tục giảm sâu kể từ lần điều chỉnh giá xăng dầu hôm 6/1, hiện chỉ xoay quanh 45-47 USD/thùng. Như vậy, theo quy định của Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, thì hôm nay 21/1 là đủ chu kỳ 15 ngày để điều chỉnh giá xăng dầu.
Tính trong năm 2014, giá xăng dầu đã có tới 24 lần điều chỉnh, trong đó 5 lần điều chỉnh tăng và 19 lần điều chỉnh giảm. Đây cũng là năm có sự thay đổi về giá xăng dầu nhiều nhất từ trước tới nay. Sang năm 2015, từ ngày 6/1/2015, giá xăng RON 92 tiếp tục được điều chỉnh giảm 310 đồng/lít, xuống còn 17.574 đồng/lít. Đây là lần giảm giá đầu tiên của xăng trong năm 2015 và lần thứ 14 từ tháng 7/2014.
Thái Hà (tổng hợp)
Giá dầu giảm, 'điềm lành' cho kinh tế châu Á