【live vs mu】Bắc Giang: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp
Ưu tiên đầu tư hệ thống xử lý nước thải
Đề án nhằm mục tiêu thực hiện tốt công tác quản lý,ắcGiang Hoànthiệncơsởhạtầngcụmcôngnghiệlive vs mu huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các CCN ngày càng đồng bộ, hoàn thiện, tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp vào hoạt động trong CCN; phấn đấu đến năm 2030 các CCN được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn. Nâng cao hiệu quả quản lý đối với CCN nói chung và hạ tầng CCN nói riêng, thống nhất đầu mối quản lý, tiếp nhận và xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động của CCN. Cụ thể, đến năm 2020, Bắc Giang phấn đấu đạt mục tiêu 50% các CCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn đối với CCN và nhu cầu, tiến độ đầu tư của các nhà đầu tư thứ cấp.
Nâng cao hiệu quả quản lý đối với cụm công nghiệp |
Theo đó, tỉnh ưu tiên hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các CCN được hình thành trước ngày 8/12/2016 trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đối với 3 CCN (Tân Dĩnh - Phi Mô, Nghĩa Hòa, Tân Mỹ), kinh phí hỗ trợ không quá 8 tỷ đồng/1 CCN, phần còn lại do ngân sách huyện, thành phố bố trí. Tổng kinh phí đầu tư hoàn thiện hạ tầng CCN cả giai đoạn dự kiến khoảng 37 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 17,5 tỷ đồng, kinh phí đối ứng của UBND huyện, thành phố là 19,5 tỷ đồng.
Giải pháp thiết thực
Để hoàn thành những mục tiêu tham vọng đã đề ra, đề án cũng xây dựng nhiều giải pháp ngắn hạn và dài hạn.
Trong đó quan trọng nhất, tỉnh sẽ tăng cường xã hội hóa, huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp để đầu tư kết cấu hạ tầng CCN; tạo điều kiện thuận lợi để các DN đầu tư, kinh doanh hạ tầng CCN tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng. Tranh thủ nguồn vốn trung ương hỗ trợ cho tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng CCN và các nguồn vốn phát triển kinh tế- xã hội khác; lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách các cấp, vốn ODA và vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác vào đầu tư, phát triển CCN.
Cân đối, bố trí ngân sách hàng năm để hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu trong CCN, nhất là CCN có quy mô lớn, nhiều DN đang hoạt động, tỷ lệ lấp đầy cao, lượng xả thải lớn. Các đơn vị chức năng thuộc tỉnh thường xuyên kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư hạ tầng sử dụng vốn ngân sách chậm tiến độ, dự án không triển khai để điều chỉnh vốn, bổ sung thêm nguồn lực xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng CCN.
Tỉnh cũng sẽ tăng cường vai trò của chính quyền địa phương trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ công tác quản lý, phát triển CCN; công khai các dự án, phương án đầu tư kinh doanh hạ tầng CCN nhằm tạo sự đồng thuận của các cấp chính quyền và người dân.
Cùng đó, các sở, ngành thực hiện tốt quy chế phối hợp, khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý CCN. Thực hiện đồng bộ công tác quy hoạch phát triển CCN với hệ thống hạ tầng kinh tế- xã hội tại địa phương. Kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo hướng giảm số lượng, tăng quy mô chất lượng, hiệu quả hoạt động CCN. Khuyến khích chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng các CCN đã thành lập từ Trung tâm phát triển quỹ đất và CCN sang DN làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng CCN để DN đầu tư quản lý, vận hành hạ tầng kỹ thuật CCN.
Bắc Giang hiện có 31 CCN nằm trong quy hoạch, diện tích 656,37 ha. Trong đó chỉ có 3 CCN đang xây dựng cơ sở hạ tầng; 2 CCN có hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải tập trung do các doanh nghiệp góp vốn đầu tư, quản lý, khai thác. Hiện có 5 CCN có hệ thống giao thông nội bộ nhưng chưa hoàn chỉnh, hệ thống cấp, thoát nước thải, nước mặt cơ bản là thải tự nhiên. |