【lịch bundesliga 2】Tin giả nguy hiểm gấp nhiều lần virus corona, người dùng cần hết sức tỉnh táo

Cập nhật mới nhất về tìn hình dịch virus corona,ảnguyhiểmgấpnhiềulầnviruscoronangườidùngcầnhếtsứctỉnhtálịch bundesliga 2 tới ngày 1/2, giới chức Trung Quốc ghi nhận số ca viêm phổi cấp tại nước này vượt qua 10.000, toàn thế giới có 11.943 người nhiễm nCoV. Nhà chức trách Hồ Bắc cũng xác nhận riêng tỉnh này ngày 31/1 thêm 45 người ra đi do viêm phổi, nâng tổng số ca tử vong lên 259 và 1.347 ca nhiễm nCoV, tăng số nhiễm lên 7.153 người.

Khi các quốc gia trên thế giới và đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia y tế cùng chính quyền địa phương, cơ quan chức năng đang tìm mọi cách để khống chế dịch bệnh do virus corona gây ra thì trên nhiều mạng xã hội, các nền tảng internet, những tin tức giả về dịch bệnh này xuất hiện ngày càng nhiều. Thực trạng này tác động xấu đến công tác chống dịch, gây ra nỗi hoang mang, lo sợ trong bộ phận lớn công chúng khiến các nhà quản lý không khỏi đau đầu.

Tại Malaysia, trước thực trạng tin giả hoành hành, Bộ trưởng Y tế Dzulkefly Ahmad đã phải lên tiếng cảnh báo đến cộng đồng rằng sự lan truyền của tin giả đang trở thành một vấn đề “nghiêm trọng và nhức nhối" hơn cả virus corona trên lãnh thổ nước này.

“Để chống lại điều đó, chúng tôi sẽ cập nhật thông tin hàng ngày và hy vọng công chúng sẽ tìm đến các nguồn tin tức đáng tin cậy thay vì tin vào những thông tin đang lan truyền sai lệch trên mạng xã hội”, ông Dzulkefly Ahmad nói.

Tại Thái Lan, cơ quan được gọi với tên “Trung tâm chống tin tức giả mạo” của nước này cho biết kể từ ngày 25 đến 29/1 vừa qua đã nhận hơn 7.500 mục “tin giả”. Đa số các tin tức này đề cập các trường hợp nhiễm bệnh giả, cáo buộc trang thiết bị sân bay bị nhiễm trùng nhưng bị “bưng bít thông tin” và lan truyền một số sản phẩm có khả năng "tiêu diệt" virus.

Theo đánh giá của chuyên gia, hầu hết người dân chỉ biết chuyển tiếp tin nhắn nên sự phát tán thông tin nhanh hơn nhiều và tạo sự lo lắng, thậm chí hoang tưởng trong họ. Và trước tình trạng này, hiện nhiều quốc gia đều rất quyết liệt với các cá nhân có hành vi tung tin giả.

Điển hình như tại Thái Lan, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Xã hội Buddhipongse Punnakanta cho biết các quan chức của Bộ này đã yêu cầu tòa án điều tra 15 địa điểm và xác định 6 trường hợp nghi ngờ về phát tán "tin giả" gây hoang mang dư luận. Tuần trước, cảnh sát Malaysia cũng đã bắt giữ 6 người vì phát tán tin tức giả về virus corona tại Vũ Hán, Trung Quốc.

Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore nói rằng Chính phủ nước này sẽ dùng các biện pháp nhằm cung cấp thông tin xác thực cho người dân cũng như xử lý với các tin tức giả mạo gây hoang mang, lo lắng. Nước này tiếp tục mang đạo luật Phòng tránh Thông tin sai lầm và Thao túng tin tức (POFM), vốn gây tranh cãi dữ dội tại đảo quốc này ra sửa đổi trước các vấn đề liên quan đến virus Corona.

Theo đó, đạo luật sửa đổi với các quy định sẽ áp dụng trên các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội như Facebook, Yahoo và Twitter nhằm buộc họ hiển thị tin tức đúng cho tất cả người dùng, thay vì chỉ hiển thị cho những người thường xuyên truy cập mục "tin tức giả mạo".

Bên cạnh nạn “tin giả”, còn một vấn đề khiến các nhà chức trách tại các quốc gia ở châu Á lo lắng đó là các tin đồn về phân biệt đối xử, vì virus corona được cho là xuất phát từ một chợ đầu mối hải sản tại TP Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc.

Tại Indonesia, hàng loạt tin nhắn trên ứng dụng nhắn tin WhatsApp khẳng định rằng hàng hóa do Trung Quốc sản xuất có thể mang và lây truyền virus. Còn ở Malaysia, một số bài viết trên mạng xã hội còn nhại tiếng Hoa và nói rằng chính người Trung Quốc phát tán virus bởi "cách ăn thịt lạ lùng" của họ.

Ngoài nỗ lực của chính quyền các nước, nhiều “ông lớn” công nghệ thế giới gần đây cũng đã tích cực đưa ra nhiều sáng kiến nhằm ngăn chặn "tin giả". Điển hình như việc Google đã hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra một cảnh báo SOS nhằm cung cấp các thông tin xác thực, dễ dàng tiếp cận về virus Corona tới người dùng để bổ sung kiến thức về dịch bệnh.

Ngày 31/1 vừa qua, trang mạng xã hội Facebook cũng cho biết đang tiến hành các biện pháp nhằm ngăn chặn những thông tin giả hoặc bóp méo sự thật về dịch viêm phổi do chủng mới của virus corona gây ra, vốn đang lan truyền trên nền tảng Facebook cũng như ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram.

Trong thông báo cụ thể về việc này, Facebook cho biết họ sẽ hạn chế những thông tin sai sự thật về virus corona trên Facebook và Instagram, đồng thời cung cấp cho người dùng thông tin chính xác về chủng virus nguy hiểm này từ các cơ quan y tế quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay những tổ chức kiểm chứng thông tin đáng tin cậy trên toàn cầu.

"Chúng tôi sẽ bắt đầu xóa bỏ những nội dung gây hại, chứa các tuyên bố sai lệch hoặc thuyết âm mưu đã được thông báo bởi các tổ chức y tế hàng đầu trên thế giới và các cơ quan y tế địa phương", Facebook khẳng định.

Việt Nam xử lý nhiều trường hợp tung tin giả mạo

Ngày 31/1, Công an huyện Nga Sơn, Thanh Hóa đã triệu tập Mai Thị Thu (21 tuổi, ở xã Nga Yên, huyện Nga Sơn) để làm rõ vụ việc đăng tải thông tin sai sự thật về virus corona trên Facebook cá nhân, gây hoang mang dư luận. Tại buổi làm việc với Công an huyện Nga Sơn, Thu khai nhận thông tin của mình đăng tải là sai sự thật. Thu thừa nhận do thiếu hiểu biết nên đã chia sẻ lên trang Facebook cá nhân để câu view, câu like.

Cùng ngày, Công an TP Thanh Hóa và Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Thanh Hóa cũng xác định thêm trường hợp bà Hà Thị Việt Trinh (26 tuổi, trú tại phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa, làm nghề bán hàng online) đăng tải lên facebook cá nhân với nội dung: "Đêm nay nhà nước mình phun thuốc ngừa dịch cúm Corona trên bầu trời toàn quốc nên mọi người hãy chia sẻ cho nhau. Không nên ra đường trong cung giờ từ 4 - 7h30 sáng mai 1-2-2020 nếu có việc phải ra đường thì nên đeo khẩu trang".

Sau khi đăng tải thông tin trên đã thu hút nhiều người quan tâm, chia sẻ. Làm việc với cơ quan công an, Hà Thị Việt Trinh thừa nhận hành vi đăng tải thông tin sai sự thật của mình trên trang facebook cá nhân, nhằm thu hút sự quan tâm để bán hàng online. Trinh đã gỡ bỏ bài viết trên và cam kết không tái phạm.

Công an TP Thanh Hóa đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với Trinh vì hành vi "đăng tải thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận", vi phạm điểm a, khoản 3, điều 64, Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Sáng 1/2, Công an TP Thanh Hóa và Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Thanh Hóa đã mời Lê Thị Mai (34 tuổi, trú xã Hoàng Minh, huyện Hoàng Hóa, Thanh Hóa) đến cơ quan công an thành phố để làm việc.

Qua xác minh của cơ quan công an, ngày 31-1, Lê Thi Mai (là công nhân ở khu công nghiệp Hoàng Long, TP Thanh Hóa) sử dụng facebook cá nhân có nicname là "thieu gia ho vu" đăng tải, chia sẻ bài viết với nội dung "Lào Cai phát hiện 12 công dân Việt Nam nghi nhiễm virus corona mới" và giật tít mang tính chất kêu gọi đình công: "Đình công thôi, thà đói, ăn ít bữa còn hơn mắc dịch bệnh. Bạn Trung Quốc mới về nước sang, sợ lắm".

Cơ quan Công an xác định hành vi đưa thông tin sai sự thật nêu trên của Lê Thị Mai đã gây phức tạp tình hình an ninh trật tự tại địa phương, gây hoang mang dư luận và có dấu hiệu kêu gọi đình công. Hiện nay, công an tỉnh Thanh Hóa đang hoàn thiện hồ sơ để xử lý Mai theo quy định của pháp luật.

Phong Lâm

Thể thao
上一篇:Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
下一篇:Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm