Ngay từ cuối năm 2023,ăntrongcứuhộbảotồnđộngvậkết quả bóng đá america Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã xây dựng dự toán kinh phí cho công tác cứu hộ các loài động vật hoang dã được vườn thu, nhận từ nhân dân và chăm sóc để trả về tự nhiên. Tuy nhiên, đến nay dự toán này vẫn chưa được phân bổ, Vườn quốc gia Bù Gia Mập phải tạm ứng từ nguồn thu khác của cơ quan để triển khai thực hiện. Ông Trần Văn Trưởng, Phó Giám đốc Trung tâm Tuyên truyền, du lịch và cứu hộ bảo tồn Vườn quốc gia Bù Gia Mập cho biết: “Thiếu kinh phí hoạt động, chúng tôi rất áy náy khi phải chạy xe máy chở theo cái lồng giống như đi buôn lậu động vật hoang dã. Dẫn đến công tác cứu hộ động vật hoang dã chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra từ đầu năm”.
Hệ thống chuồng trại hiện có của trung tâm chưa đáp ứng việc tiếp nhận các loài động vật có kích thước lớn và nhiều cá thể thú cùng một lúc
Các loài động vật hoang dã khi được cứu và chăm sóc để trả về tự nhiên phải có các loại thức ăn khác nhau. Vì thiếu kinh phí nên cán bộ chăm sóc đôi khi phải mua thiếu thực phẩm để bổ sung dinh dưỡng cho động vật. Anh Lê Văn Cường, nhân viên chăm sóc, huấn luyện động vật hoang dã Vườn quốc gia Bù Gia Mập cho biết: “Nhân viên chăm sóc mỏng, mà thức ăn của mỗi loài động vật rừng khác nhau, vì vậy, dù đã cố gắng tìm kiếm trong tự nhiên nhưng chúng tôi vẫn không thể đáp ứng đủ dinh dưỡng cho động vật, nhất là những ngày mưa, bão. Bên cạnh đó, hệ thống chuồng trại hiện có của trung tâm không thể tiếp nhận các loài động vật có kích thước lớn và tiếp nhận một lúc nhiều cá thể động vật nên anh em rất buồn. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến công tác cứu hộ, chăm sóc động vật hoang dã để trả về tự nhiên”.
Nhân viên chăm sóc, huấn luyện động vật hoang dã luôn nỗ lực tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên để đáp ứng nhu cầu cho động vật hoang dã được cứu hộ
Các loài động vật hoang dã được cứu nếu chưa bị nuôi nhốt lâu ngày thì chỉ cần kiểm tra sức khỏe là có thể thả về rừng; nếu bị thương cần chữa trị đến khi lành vết thương mới tái thả. Hầu hết những con vật bị nuôi nhốt lâu ngày sẽ mất bản năng tự nhiên, cần nhiều thời gian và môi trường để phục hồi. Muốn vậy, phải có hệ thống chuồng trại, khu tập luyện phù hợp. Tuy nhiên, ở trung tâm cứu hộ hiện chỉ có 1 chuồng cho các loài bò sát, 1 chuồng cho các loài chim, 2 chuồng cho vượn, 1 chuồng cho voọc, 1 chuồng cho thú ăn thịt nhỏ và 3 chuồng cho các loài linh trưởng.
Nhiều loại thực phẩm cần bổ sung chất dinh dưỡng cho thú cán bộ phải mua thiếu
Để nâng cao năng lực tiếp nhận các loài động vật cứu hộ của trung tâm, rất cần xây thêm các chuồng cứu hộ và khu tập luyện cho các loài chuyên biệt. Ông Trưởng cho biết thêm: “Với thực trạng như vậy, chúng tôi phải trì hoãn nhiều dịp và đợt cứu hộ nên đã gây tâm lý không tốt cho những người yêu động vật hoang dã khi báo tin. Hơn nữa, công tác cứu hộ động vật hoang dã phải triển khai một cách thông suốt, không phải thực hiện theo từng đợt. Chúng tôi mong muốn có nguồn kinh phí kịp thời để tổ chức hiệu quả công tác cứu hộ, chăm sóc, huấn luyện các loài thú hoang dã để thả về tự nhiên”.
Bảo tồn các loài thú quý hiếm là việc làm rất có ý nghĩa, góp phần lan tỏa tinh thần yêu thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã, gìn giữ môi trường hiện tại và tương lai. Ban quản lý vườn mong muốn các tổ chức, cá nhân có thông tin về công tác cứu hộ, bảo tồn các loài động vật hoang dã hãy liên hệ theo địa chỉ: Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Vườn quốc gia Bù Gia Mập, số điện thoại: 0978.404.739.