【diễn biến chính liverpool gặp aston villa】Sửa Luật Đất đai để gỡ vướng về tài sản bảo đảm, tăng khả năng tiếp cận vốn

时间:2025-01-10 09:53:20来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
Tạo hành lang pháp lý sử dụng đất đai hiệu quả
Gỡ nút thắt về chuyển nhượng,ửaLuậtĐấtđaiđểgỡvướngvềtàisảnbảođảmtăngkhảnăngtiếpcậnvốdiễn biến chính liverpool gặp aston villa giao đất và cho thuê đất
Thủ tục hành chính về đất đai còn phức tạp, tạo chi phí lớn cho doanh nghiệp
Tọa đàm Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Tọa đàm Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Phát biểu tại Tọa đàm góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 14/10, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, dự thảo có nhiều điểm mới, tiến bộ, tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo an toàn pháp lý hơn cho các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Tuy nhiên, vị này nhận định, liên quan đến lĩnh vực ngân hàng là bên nhận tài sản bảo đảm, một số nội dung quy định tại dự thảo luật còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động ngân hàng.

Chẳng hạn, về xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 42/2021/QH15 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng, trong đó quy định một số cơ chế đặc thù để thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu. Hiện nay, Quốc hội gia hạn thời hạn áp dụng của Nghị quyết 42/2021/QH15 đến tháng 12/2023. Tuy nhiên, theo các ngân hàng, một số cơ chế đặc thù tại Nghị quyết 42 chưa được quy định tại dự thảo Luật này.

Vì thế, các ngân hàng kiến nghị bổ sung thêm quy định để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng trong việc xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ xấu khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực thi hành.

Về chế độ sử dụng đất, theo đánh giá, các quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, người nhận chuyển nhượng trong các dự án bất động sản nghỉ dưỡng hoặc các dự án căn hộ để ở kết hợp làm văn phòng (officetel), vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể tại dự thảo Luật. Trong khi đó, việc chuyển nhượng quyền sở hữu với bất động sản du lịch giữa các các nhân, tổ chức thực hiện rất khác nhau tại các địa phương, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, phát sinh tranh chấp.

Ngoài ra, theo các ngân hàng, dự thảo Luật chưa cho phép tổ chức, cá nhân được thế chấp quyền sử dụng đất cho các tổ chức nước ngoài để vay vốn.

Ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, quy định như hiện nay hạn chế rất nhiều khả năng tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức, doanh nghiệp trong khi đất đai vẫn là tài sản lớn của hầu hết các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất. Hơn nữa, việc sử dụng quyền sử dụng đất làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay vẫn là phổ biến nhất trên thị trường tài chính, kể cả là khoản vay ngân hàng hay khoản vay từ trái phiếu.

Do vậy, các ngân hàng đề nghị xem xét cho phép các tổ chức, doanh nghiệp được phép thế chấp quyền sử dụng đất cho tổ chức nước ngoài để vay vốn.

Các ngân hàng kiến nghị có thể quy định thêm là khi xử lý tài sản bảo đảm, tổ chức nước ngoài chỉ được phép chuyển nhượng cho tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam hoặc có thể xem xét cho phép thế chấp cho các tổ chức đại diện ở trong nước do chủ thể nước ngoài chỉ định để vay vốn. Tổ chức này sẽ thay mặt ngân hàng quản lý và xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất khi có yêu cầu. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo các quy định như hiện nay.

相关内容
推荐内容