Duy trì đà tăng trưởng khá trong quý I
Sáng 5/4/2019,ànhNôngnghiệpCònnhiềudưđịađểtăngtrưởngđộtphálịch thi đấu series a Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2019.
Theo ông Lê Văn Thành - Chánh Văn phòng Bộ NN&PTNT, số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, GDP ngành nông nghiệp tăng trưởng 2,68% trong quý I/2019, trong đó: nông nghiệp tăng 1,84%, lâm nghiệp tăng 4,2%, thuỷ sản tăng 5,1%. Kết quả này tuy thấp hơn cùng kỳ năm 2018, nhưng rất có ý nghĩa trong bối cảnh bình quân quý I trong 5 năm qua, tăng trưởng ngành chỉ đạt 1,95%.
Tuy nhiên, Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho rằng, tình hình năm nay là đặc biệt khó khăn và thử thách đối với ngành Nông nghiệp, bởi cùng với dịch tả lợn châu Phi là tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán một số nơi ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, trong khi giá cả nhiều loại nông sản bấp bênh, có xu hướng giảm giá.
Về xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I/2019, toàn ngành đạt kim ngạch 8,8 tỷ USD, thấp hơn cùng kỳ năm trước 2,9%. Xuất khẩu giảm mạnh chủ yếu ở các mặt hàng nông sản như gạo, rau quả, cà phê…
Thúc đẩy những lĩnh vực có dư địa để duy trì tăng trưởng
Để thúc đẩy tăng trưởng, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết, Bộ NN&PTNT sẽ chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường cho các mặt hàng có dư địa phát triển như: lâm nghiệp, thủy sản, rau, hoa quả...
Trong đó, với xuất khẩu gạo, ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường dự báo, thời gian tới sẽ khởi sắc tốt hơn. "Cục Bảo vệ thực vật đã có báo cáo đánh giá năng lực của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo gửi cho Hải quan Trung Quốc. Sau khi Hải quan Trung Quốc thông qua, tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường này sẽ tăng trưởng và ổn định. Đồng thời, sắp tới Bộ Công thương sẽ đàm phán hạn ngạch xuất khẩu gạo vào Hàn Quốc; phía Indonesia công bố lượng gạo dự trữ sẽ hết tháng 6; thị trường Philippines đã mở các đàm phán hợp đồng nhập khẩu. Với những tín hiệu này, kỳ vọng quý III, IV, thị trường sẽ tăng nhập khẩu gạo" - ông Lê Thanh Hòa nói.
Bên cạnh đó, năm nay lĩnh vực rau hoa quả cũng có nhiều dư địa tạo đột phá trong tăng trưởng xuất khẩu, nhất là khi một loạt các nhà máy chế biến lớn, hiện đại đi vào hoạt động. Giá rau quả trên thế giới không giảm nhiều, Việt Nam lại có vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến, cộng với công tác xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu được đẩy mạnh, nên đây là lĩnh vực có tiềm năng để tăng trưởng, góp phần bù đắp cho lĩnh vực chăn nuôi đang bị ảnh hưởng do dịch tả lợn châu Phi.
"Về rau quả, thị trường lớn nhất là Trung Quốc thời gian vừa qua đã có một số thay đổi. Tuy nhiên, Cục Bảo vệ thực vật đã tích cực cấp mã số vùng trồng, hỗ trợ các nhà đóng gói, cơ bản đáp ứng được các quy định. Trung Quốc cũng đã cập nhật 170 doanh nghiệp được phép xuất khẩu sắn, thời gian tới xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt" - ông Hòa cho biết thêm.
Đối với lĩnh vực thủy sản, "cần thúc đẩy phát triển cả lĩnh vực khai thác và nuôi trồng. Cùng với đó, ngành tiếp tục nỗ lực triển khai các giải pháp để sớm được Ủy ban châu Âu gỡ bỏ "thẻ vàng" IUU, tránh tác động đến thương mại. Bên cạnh đó, mặt hàng cá tra sẽ phát triển tốt trong năm nay, nhất là khi Công ty cổ phần Hùng Vương được xuất khẩu vào Mỹ với thuế bằng 0%" - Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.
Về lâm nghiệp, với các hiệp định đã ký kết, nhất là Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), sẽ là cơ hội lớn để các sản phẩm gỗ từ Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU và các nước trên thế giới.
Cùng với đó, cả nước hiện có 4.500 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, trong đó nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư, nghiên cứu và đưa vào ứng dụng sản xuất và cung ứng thiết bị máy móc, sản phẩm phụ trợ thay thế hàng nhập khẩu, nâng cao giá trị gia tăng. Dự báo, với đà tăng trưởng xuất khẩu như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2019 có thể đạt 11 tỷ USD, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của ngành Nông nghiệp./.
Khánh Linh