【livescore truc tiep】Sẽ xử phạt theo doanh thu với các nền tảng xuyên biên giới
Chiều 6/11,ẽxửphạttheodoanhthuvớicácnềntảngxuyênbiêngiớlivescore truc tiep trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Vũ Thị Thủy (Hải Dương) về xử lý tin sai, tin giả, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đây là vấn nạn toàn cầu và tin giả ở Việt Nam chủ yếu xảy ra trên các nền tảng xuyên biên giới, phần lớn trên mạng xã hội Facebook và kênh Youtube.
Yêu cầu các công ty xuyên biên giới đóng thuế, kiểm soát dòng tiền
Theo Bộ trưởng thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông xác định làm sạch không gian mạng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và làm rất quyết liệt. Về thể chế, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75 về xử lý vi phạm hành chính trên mạng xã hội.
Về công cụ quản lý, Bộ đã xây dựng và nâng cấp Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, có năng lực xử lý mỗi ngày là 300 triệu tin, có thể phân tích, đánh giá, phân loại và phát hiện sớm; cũng đã hình thành các đường dây nóng của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, các Sở Thông tin và Truyền thông để tiếp nhận phản ánh về các tin giả, tin xấu độc.
Bên cạnh đó, Bộ đã làm việc cứng rắn với các nền tảng xuyên biên giới, nhất là Facebook và Youtube. Tỷ lệ đáp ứng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook đã tăng từ 10% lên 95% và của Youtube tăng từ 50% lên 90%. Số lượng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook năm 2020 tăng 30 lần so với năm 2017. Số lượng video xấu độc được gỡ bỏ trên Youtube năm 2020 tăng 8 lần so với năm 2017. Số trang giả mạo được gỡ bỏ cũng tăng 8 lần so với năm 2017.
Thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết sẽ tập trung làm một số việc. Thứ nhất, tiếp tục sửa nghị định liên quan về mặt xã hội và tin giả. Thứ hai, ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng, cụ thể trong năm nay. Thứ ba, yêu cầu đích danh người sử dụng mạng xã hội. Thứ tư, tiếp tục phát triển các công cụ rà quét và quản lý không gian mạng bắt buộc phải bằng công nghệ.
Thứ năm là nền tảng xuyên biên giới buộc phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Bộ trưởng cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cùng với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới đóng thuế và kiểm soát dòng tiền thanh toán. Hiện nay, 4 công ty lớn là Google, Amazon, Facebook và Apple phát sinh doanh thu tại Việt Nam hàng tỷ USD nhưng chưa đóng thuế.
Giải pháp thứ sáu là đề nghị Quốc hội thay đổi về xử phạt có tính răn đe. Hiện nay, chúng ta xử phạt chủ yếu là con số tuyệt đối mà chưa sử dụng mức phạt dựa trên doanh thu, mà mức này với doanh nghiệp doanh thu hàng chục tỷ USD thì lại quá nhỏ. Các nước đã áp dụng mức phạt trên doanh thu với các công ty xuyên biên giới. Ví dụ, 4% doanh thu với Facebook thì mức phạt này là trên 1 tỷ USD.
"Tóm lại, bài học ở đây là quy trình, hành vi vi phạm pháp luật phải rõ ràng trong văn bản pháp luật; mức phạt phải có tính răn đe và phải có công cụ phát hiện tự động và quản lý bằng công nghệ; sau đó là thực thi nghiêm minh, dù là công ty nước ngoài hay trong nước", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
Sẽ xử lý nghiêm cơ quan báo chí không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích
Trả lời chất vấn của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) về công tác quản lý báo chí, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của cơ quan chủ quản, tức là các cơ quan, tổ chức nằm trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Mỗi một cơ quan, tổ chức đều có chức năng, nhiệm vụ riêng và các cơ quan báo chí phải bám theo các chức năng, nhiệm vụ này, hay còn gọi là tôn chỉ, mục đích để tuyên truyền và vì thế sẽ vẽ lên bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam.
Bộ trưởng cũng cho rằng, nếu không có sự phân vai mà lệch bên này hoặc lệch bên kia, nhiều chỗ này, ít chỗ kia thì rất nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội sẽ không được đề cập. Tập trung hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của mình cũng giúp cho báo chí viết chuyên sâu. Đây là cái mà báo chí hiện nay đang còn yếu và là cách tiếp cận của Việt Nam đã được luật định.
Song cũng có ý kiến cho rằng, thực hiện tôn chỉ, mục đích sẽ hạn chế quyền của cơ quan báo chí, đặc biệt là trong việc chống tiêu cực, tham nhũng. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, điều này là không hạn chế quyền đó.
Thời gian vừa qua, có nhiều nhà báo, cơ quan báo chí đã đi tác nghiệp hoặc được giao đi tác nghiệp không đúng với tôn chỉ, mục đích, chuyên ngành của mình. Việc này gây khó khăn cho nhiều cơ quan, tổ chức và ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của cơ quan báo chí, nhà báo đang hoạt động đúng quy định của pháp luật. Bộ Thông tin và Truyền thông đã và sẽ nghiêm túc xử lý các cơ quan báo chí thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích, Bộ trưởng khẳng định.
Bên cạnh đó, từ năm 2018, Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đã dùng công nghệ để phát triển công cụ phát hiện tự động các bài báo "sáng đăng, chiều gỡ"; thực hiện nhắc nhở các cơ quan báo chí và yêu cầu giải trình tại các cuộc giao ban báo chí hàng tuần; xử lý hành chính theo quy định về đạo đức nghề nghiệp của họ. Hiện nay, hiện tượng này đã giảm đáng kể. Mỗi tuần chỉ còn 1 - 2 vụ phải giải trình nhưng chủ yếu là do lỗi biên tập, sửa lại./.
Dương An
相关文章
Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Hatayspor, 23h00 ngày 5/1: Chênh lệch dẳng cấp
Nhận định bóng đá Fenerbahce vs Hatayspor hôm nayHLV Jose Mourinho đang in những2025-01-27Bộ Công Thương ban hành Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm
Công chức không được thi nâng ngạch nếu không đúng yêu cầu vị trí việc làm Nghị định mới về vị trí v2025-01-27Ngày này năm xưa 23/12: Dân quân miền Bắc bắn rơi 4 máy bay Mỹ
Ngày này năm xưa 21/12: Kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam Ngày này năm xưa 222025-01-27Liên minh các nước Hồi giáo cam kết chống chủ nghĩa khủng bố
Hoàng Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman (giữa) và các Bộ trưởng Q2025-01-27Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
Theo Apple, giờ đây mọi người có thể thêm một loạt bối cảnh làm việc để cuộc hội thoại của họ thêm đ2025-01-27Thu hút nhà đầu tư logistics tầm cỡ
Hội nghị xúc tiến đầu tư, kinh doanh dịch vụ logistics vào vùng ĐBSCL. Ảnh: VGPNhư tin đã đưa, Hội n2025-01-27
最新评论