当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【xem kết quả bóng đá lưu】Doanh nghiệp nở rộ nhưng vẫn cần chăm chút 正文

【xem kết quả bóng đá lưu】Doanh nghiệp nở rộ nhưng vẫn cần chăm chút

来源:Empire777   作者:Ngoại Hạng Anh   时间:2025-01-25 16:25:14

doanh nghiep no ro nhung van can cham chut

Thưa ông,ệpnởrộnhưngvẫncầnchămchúxem kết quả bóng đá lưu ngày 11/4 vừa qua, Tổng cục Thống kê phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố bộ chỉ số về DN. VCCI cũng đã từng có một bộ chỉ số về DN. Vậy sự khác biệt giữa hai bộ chỉ số này là gì?

Bộ chỉ số vừa công bố là do Tổng cục Thống kê phối hợp với Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; VCCI, Cục Đăng ký kinh doanh, Cục Phát triển doanh nghiệp phối hợp thực hiện nhằm đánh giá tình hình phát triển DN của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Điểm giống nhau của 2 bộ chỉ số này là cùng cho thấy mức độ, điều kiện thuận lợi và tất cả các yếu tố liên quan đến đầu tư kinh doanh thương mại của DN, nói cách khác là vẽ ra bức tranh về hệ sinh thái kinh doanh hiện nay. Tới đây chúng tôi đang nghiên cứu, tính toán sẽ có một chỉ tiêu rất quan trọng nữa là giá trị tăng thêm, giá trị mới mà DN tạo ra.

Còn sự khác biệt, hiểu một cách đơn giản nhất, là bộ chỉ số của VCCI chủ yếu thể hiện mức độ hỗ trợ đầu vào, trong khi bộ chỉ số mới chủ yếu thể hiện hiệu quả kinh doanh hoạt động đầu ra.

Qua bộ chỉ số này, ông nhận xét thế nào về tình hình sức khỏe của cộng đồng DN Việt Nam?

Có một sự tăng trưởng ấn tượng về số lượng DN thành lập mới, thậm chí DN đang hoạt động thực tế cũng tăng; doanh thu, số lao động... đều tăng trưởng. Tổng số DN thực tế đang hoạt động (không bao gồm các DN đã đăng ký, chưa đi vào hoạt động, các DN ngừng hoạt động có đăng ký) do ngành Thống kê điều tra, cập nhật vào thời điểm 31/12/2015 trên phạm vi cả nước là 442.485 doanh nghiệp, bình quân giai đoạn 2000-2015 mỗi năm tăng 17,6% (giai đoạn 2000-2010 tăng 21,8%/năm; giai đoạn 2010-2015 tăng 9,6%/năm). Cũng giai đoạn 2000-2015, bình quân mỗi năm thu hút lượng lao động tăng thêm 9,4%. Tổng vốn đầu tư được “hút” vào khu vực DN cả nước đạt gần 23.657 nghìn tỷ đồng, nghĩa là giai đoạn 2000 -2015 mỗi năm lượng vốn đổ vào tăng thêm 22,8%...

Là người làm công tác thống kê lâu năm, ông có nhận xét gì về lịch sử phát triển DN? So với 40 năm trước (1975-2015), số lượng DN đã phát triển như thế nào?

Theo dữ liệu thống kê, năm 1976, toàn ngành công nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh với khoảng 52 vạn cán bộ, công nhân viên. Trong đó, miền Bắc có 1.279 xí nghiệp, miền Nam có 634 xí nghiệp, Trung ương quản lý 540 xí nghiệp, địa phương quản lý 1.373 xí nghiệp. Về tiểu thủ công nghiệp ở miền Bắc có 3.000 cơ sở chuyên nghiệp với trên 60 vạn lao động. Ở miền Nam có tới hàng chục vạn cơ sở tư nhân với 80 – 90 vạn lao động, nhưng phần lớn chưa được khôi phục lại. Quả là một bước tiến rất dài.

Nhưng dường như lợi nhuận và đóng góp của DN hiện vẫn còn khiêm tốn và chưa tương xứng về số lượng, thưa ông?

Tổng lợi nhuận trước thuế của DN năm 2015 đạt 552,7 nghìn tỷ đồng, bình quân mức tăng trưởng lợi nhuận toàn khu vực giai đoạn 2000-2015 đạt 19%, thấp hơn mức tăng của vốn và doanh thu. Tỷ lệ đóng góp cho ngân sách nhà nước tăng thấp hơn mức tăng doanh thu và lợi nhuận, thấp hơn nhiều nước, trong đó có những nước ngay bên cạnh như Thái Lan, Indonesia... Điều này một mặt là do Việt Nam đang thực hiện lộ trình hội nhập nên thuế XNK giảm. Thêm vào đó, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, Chính phủ đã nhiều lần thực hiện các biện pháp hoãn, giảm, giãn thuế để động viên, khuyến khích DN phát triển sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, cũng phải thẳng thắn nói rằng, hiệu quả hoạt động của DN Việt Nam nhìn chung còn thấp, lợi nhuận thấp, đóng góp ít. Hơn 97% DN vẫn có quy mô nhỏ và vừa. Tuy nhiên, nhìn từ một góc độ khác thì điều này lại chính là dư địa phát triển, khi mà hàng loạt DN mới thành lập đi vào hoạt động kinh doanh ổn định, có lãi và đóng góp cho nền kinh tế. Nếu môi trường kinh doanh được chăm chút thì ngày càng có mảnh đất tốt hơn cho hoạt động kinh tế.

Vậy mục tiêu đạt con số 1 triệu DN có khả thi không, thưa ông?

Như đã nêu trên, Việt Nam mới chỉ có gần 500 nghìn DN đang hoạt động, nghĩa là 200 người dân mới có 1 DN. Tỷ lệ này ở những nền kinh tế hàng đầu thế giới hiện nay là khoảng 15-20 người dân có một DN. Cho nên mục tiêu 1 triệu DN không phải là không khả thi. Một cơ sở nữa là nếu các hộ sản xuất kinh doanh hiện nay chuyển đổi thành mô hình DN thì chúng ta sẽ có thêm rất nhiều DN. Song quan trọng nhất, theo tôi, không phải là số lượng DN, mà là chất lượng hoạt động, là hiệu quả.

Xin cảm ơn ông!

Số DN thành lập mới

Số DN thành lập mới cả nước năm 2016 đạt kỷ lục với 110.100 doanh nghiệp, tăng 16,2% so với năm 2015. Những vùng có tốc độ tăng doanh nghiệp thành lập mới cao so với cả nước gồm: Trung du và miền núi phía Bắc tăng 20,2%, Đồng bằng sông Hồng tăng 18,3%, Đông Nam Bộ tăng 15,4%.

Những tỉnh, thành phố có tốc độ tăng số DN thành lập mới năm 2016 so với 2015 trên 25% gồm: Thái Nguyên tăng 37,9%, Đà Nẵng tăng 34,9%, Hải Phòng tăng 34%, Điện Biên tăng 33,8%, Hà Nam tăng 33,7%, Long An tăng 33,3%, Thừa Thiên- Huế tăng 29,7%, Đồng Nai tăng 28,3%, Đồng Tháp tăng 28,1%, Quảng Nam tăng 27,3%, Hải Dương tăng 27,1%, Lạng Sơn tăng 25,4%, Hưng Yên tăng 25,2%.

Những tỉnh, thành phố có tốc độ thành lập DN mới năm 2016 giảm hoặc tăng thấp gồm: Hậu Giang giảm 21,7%, Phú Thọ giảm 17,8%, Bạc Liêu giảm 15,1%, Tuyên Quang giảm 14,7%, Cà Mau giảm 4,1%, Đắc Nông giảm 3,1%, Sơn La giảm 2.5%, Kon Tum giảm 1,4%, Quảng Trị giảm 0,4%, Vĩnh Long tăng 0,4%, Hà Tĩnh tăng 1,7%, Bến Tre tăng 2%…

Doanh thu của khu vực DN

Năm 2015 tổng doanh thu theo giá hiện hành của khu vực DN đạt 14.949,2 nghìn tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2000-2015 mỗi năm tăng 21,6% (giai đoạn 2000-2010 tăng 25,3%/năm; giai đoạn 2010-2015 tăng 14,2%/năm). Cả nước có tới 40 tỉnh, thành phố có tốc độ tăng doanh thu bình quân hàng năm giai đoạn 2000-2015 đạt trên 20%, còn lại 23 tỉnh, thành phố có tốc độ tăng doanh thu bình quân từ trên 12% đến 20%. Giai đoạn 2000-2015 những tỉnh, thành phố có tốc độ tăng doanh thu bình quân hàng năm cao gồm: Bắc Ninh tăng 43,7%/năm, Thái Nguyên 37,9%, Ninh Bình 37,4%, Quảng Ngãi 32,6%, Quảng Nam 30%, Hà Tĩnh 29,9, Lào Cai 29,8%, Bình Dương và Bình Phước 29,2%, Hưng Yên 28%, Hà Nam 27,9%, Tây Ninh 27,7%, Hải Dương 27,6%...

Lợi nhuận của khu vực DN

Tổng lợi nhuận trước thuế của khu vực DN năm 2015 đạt 552,7 nghìn tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2000-2015 mỗi năm lợi nhuận toàn khu vực DN tăng 19% (thấp hơn mức tăng của vốn 22,8% và doanh thu 21,6%) (giai đoạn 2000-2010 tăng 24,1%; giai đoạn 2010-2015 tăng 7,5%). Giai đoạn 2000-2015 những tỉnh, thành phố có mức tăng lợi nhuận của khu vực DN bình quân hàng năm cao trên 30%/năm gồm: Bắc Ninh, Bình Dương, Thái nguyên, Tuyên Quang, Quảng Bình.

Đóng góp vào ngân sách nhà nước của khối DN

Đóng góp cho ngân sách nhà nước của khu vực DN năm 2015 là 746,4 nghìn tỷ đồng. Bình quân giai đoạn 2000-2015 mỗi năm khu vực DN đóng góp cho ngân sách nhà nước tăng 18,2%, thấp hơn mức tăng của vốn, doanh thu và lợi nhuận (giai đoạn 2000-2010 tăng 21,1%/năm; giai đoạn 2010-2015 tăng 11,6%/năm). Những tỉnh, thành phố có mức đóng góp cho ngân sách nhà nước của khu vực doanh nghiệp bình quân hàng năm giai đoạn 2000-2015 cao trên 30% gồm: Ninh Bình, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Sơn La, Hưng Yên.

标签:

责任编辑:Thể thao