您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【tỷ số pháp hôm nay】Vương vấn tu huýt

Nhận Định Bóng Đá7546人已围观

简介Tu huýt muốn kêu thanhphải chuốt lỗ đủ và đúng kỹ thuật1. Tuổi đời hơn 500 năm, làng gốm vẫn yên ắng ...

Tu huýt muốn kêu thanh phải chuốt lỗ đủ và đúng kỹ thuật

1. Tuổi đời hơn 500 năm,ươngvấntuhuýtỷ số pháp hôm nay làng gốm vẫn yên ắng, trầm mặc, ít tiếng nói cười trẻ thơ, không tiếng hàn, cắt, mài dũa của máy móc, thi thoảng âm thanh của tiếng tu huýt vọng lên từ đâu đó trong làng. Biết bao nhiêu lần tôi dừng chân ở ngôi làng được xem là một trong những làng cổ đẹp nhất Việt Nam này, nghe tiếng còi tu huýt khiến lòng bỗng vấn vương. Nghĩ đến bận ngồi với những già làng vùng cao, được nghe tiếng clod, một trong những nhạc cụ truyền thống của người Cơ Tu rồi hình dung đến tu huýt, âm thanh của không khí lễ hội, họp làng.

Tiếng tu huýt từ lâu đã trở thành hơi thở cuộc sống nơi đây. Các cụ cao niên ở Phước Tích bảo, cái thời dân làng còn nghèo khó thì những thứ đồ chơi ngoài chợ là một món hàng xa xỉ. Khi người lớn say sưa, tất bật nặn từng cái lu, cái ấm cho kịp mẻ nung, trẻ con được “tự do” lăn bò dưới đất với con tu huýt... như một kẻ bầu bạn. Không chỉ vậy, tu huýt còn được dân làng đem ra các phiên chợ để kiếm đôi ba đồng.

Ông Lê Trọng Đào “biểu diễn” âm thanh phát ra từ tu huýt

Xưa, tu huýt được xem như là món đồ chơi “ruột” của người già, trẻ nhỏ trong làng. Trẻ con ở làng này đi đâu cũng kè kè một vài con trong túi. Rồi chúng tụ lại, thi nhau thổi. Thổi để so hơi ai dài, ai to và so sánh cả độ thanh tao, trầm bổng thoát ra từ những “cục đất biết nói”. Dần dần, âm thanh của tu huýt trở nên quen thuộc, ngấm sâu vào tâm thức mỗi người dân Phước Tích. Nhìn cách ông Lê Trọng Đào (chủ một ngôi nhà rường tại Phước Tích) đưa con tu huýt lên miệng biểu diễn, âm thanh vang lên du dương, thanh thoát nhưng bình dị như chính những con người và vùng đất nơi đây. Đó còn cả là sự kết hợp hoàn hảo giữa hơi thở người thổi và linh hồn của đất trời. “Mỗi con tu huýt sẽ có từ 2 đến 3 lỗ. Một lỗ dùng để thổi, một lỗ thông hơi, thường nằm phía dưới bụng tu huýt, và lỗ nhịp nhỏ phía trên. Lỗ nhịp có thể có hoặc không, tùy sở thích mỗi người. Tiếng kêu của tu huýt phụ thuộc vào kỹ thuật chuốt, mài lỗ”, ông Đào nói.

Nói về tu huýt, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Thế bảo rằng, thông thường ở những lò sản xuất gốm, ai cũng bắt đầu tập làm từ nắm đất bé nặn ra sản phẩm này với hình tượng con chim. Người lớn, trẻ nhỏ đều thành thục, xem đó là sản phẩm của thời đồng ấu. Sản phẩm này mang nét đặc trưng ở Phước Tích, như tiếng vọng của quê hương.

Người già ở Phước Tích hướng dẫn con cháu thổi tu huýt

Tìm đến lò gốm của nghệ nhân Lương Thanh Hiền. Anh Hiền cho chúng tôi xem một số mẫu con tu huýt đang làm dở dang. Anh tâm sự: “Việc nhiều quá, một mình tôi ngồi bàn xoay từ sáng đến tối mà vẫn không kịp hàng. Trong làng này, chẳng mấy ai còn tha thiết với nghề này nữa, nên muốn kiếm người phụ cũng khó”.

2. Phước Tích được xem là làng gốm tiêu biểu của miền Trung. Bởi vậy, với dân làng, mùi đất, hơi gốm ăn sâu vào mỗi người. Những tạo hình cho trò chơi dân gian được nặn ra từ gốm dẫu có phần dần bị lãng quên nhưng vẫn còn đó không ít người xem tu huýt như một phần ký ức.

Chị Lê Thị Minh Tâm, một giáo viên xa quê lúc nào cũng mang bên mình một con tu huýt được nặn ngay chính trên làng cổ Phước Tích để bầu bạn với hy vọng những thế hệ sau của Phước Tích sẽ không quên được hơi đất từ làng. “Phước Tích có những nét rất riêng mà những người con vùng đất này khi đi xa luôn mong mỏi ngày về. Dù công tác xa quê, nhưng tôi vẫn mang theo tu huýt bên mình để thổi lúc nhớ nhà. Đó không chỉ là âm thanh của quê hương mà còn là một sản phẩm đi theo cùng năm tháng với làng cổ. Với tôi, tu huýt không chỉ là món hàng lưu niệm mà cả quá trình sáng tạo, phát triển của những nghệ nhân làm gốm ở Phước Tích”, chị Tâm nói.

Tiếng gọi tu huýt bắt nguồn từ âm thanh nó tạo ra, thứ âm thanh giống tiếng chim hót nên người nặn thường lấy hình tượng con chim cho sản phẩm có tuổi đời hơn 5 thế kỷ này. Để nặn được con tu huýt có thể cất lên tiếng kêu không phải ai cũng làm được. Có người nặn, tiếng tu huýt trong trẻo, thanh thoát. Có người nặn, tu huýt kêu tiếng thô thiển, đứt quãng, âm thanh không đều. Cũng có người bắt nặn, hòn đất trở nên… câm lặng.

Với những du khách thập phương khi về với Phước Tích, tu huýt thường là món quà chân quê, kỷ vật dân dã mà người dân nơi đây biếu tặng. Âm thanh cất lên từ tu huýt cũng chính là hơi thở của đất, là tâm tình của những con người chân chất trên mảnh đất Phong Hòa.

Dù gần gũi, thân quen đến thế, nhưng bây giờ để tìm được con tu huýt không phải là dễ. Ngoài cơ sở sản xuất gốm của anh Hiền, muốn tìm mua một con tu huýt làm quà rất khó. Ông Lương Thanh Khiếu, Ban Quản lý làng cổ Phước Tích cho biết: “Riêng với người dân Phước Tích, tiếng kêu của tu huýt đã ăn sâu vào máu thịt. Tuy nhiên, ngày nay, cùng với những sản phẩm khác, tu huýt đang dần bị lãng quên. Người dân làng cũng như những nghệ nhân gốm còn đam mê với nghề sẽ cố gắng dùng mọi biện pháp cải thiện mẫu mã để sản phẩm gốm Phước Tích ra rộng với thị trường bên ngoài, đứng chân được không chỉ thị trường trong tỉnh mà ở nhiều tỉnh thành khác”.

Tu huýt như hơi thở của làng, để giữ thứ âm thanh mộc mạc này, những nghệ nhân nơi đây đang tìm cách đa dạng hóa sản phẩm để bắt kịp với xu thế hiện đại. “Với con tu huýt mộc mạc, chân phương, nó trở thành sản phẩm trưng bày như giới thiệu sự khởi đầu hình thành đến thời kỳ hưng thịnh của nghề gốm. Đó không chỉ là trò chơi của những người ở làng gốm bé nhỏ mà như nhân chứng của sự phát triển của nghề gốm từ xưa đến nay. Mặt hàng lưu niệm này cần được cải tiến mẫu mã sản phẩm, ví dụ như như tạo nên hình tượng 12 con giáp hay có thêm thương hiệu, lô gô của làng cổ Phước Tích, để khi du khách chọn làm quà, gốm Phước Tích được biết đến nhiều hơn”, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Thế chia sẻ.

Bài, ảnh: LÊ THỌ - HẢI LINH

Tags:

相关文章