Trường tiểu học Trần Quốc Toản - một trong những trường đạt chuẩn quốc gia. Ảnh: Đăng Tuyên Trường càng trung tâm càng khó đạt chuẩn Sau chặng đường khá dài xây dựng trường chuẩn quốc gia,óởquỹđấlịch bóng dá anh Thừa Thiên Huế đã có tỷ lệ trường đạt chuẩn khá cao. Tuy nhiên, khi nhìn lại, hệ thống trường đã được công nhận đạt chuẩn hầu như vắng bóng những “cây đa, cây đề” về chất lượng giáo dục, nhất là ở bậc trung học cơ sở, tiểu học ở khu vực trung tâm. Ở bậc tiểu học (TH), đến nay những trường như Lê Lợi, Vĩnh Ninh (Huế)… vẫn chưa đạt chuẩn. Các trường tiểu học ở "top 2" của Huế, như Lý Thường Kiệt, Phú Hoà, Trường An… cũng mới “rục rịch” xây dựng đạt chuẩn, nhưng với điều kiện… phải được địa phương ủng hộ tạo điều kiện mở rộng quỹ đất. Ông Lâm Thuỷ, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD &ĐT) thành phố Huế cho rằng, cách biệt của các trường, hay “ngưỡng” khiến các trường không đạt chuẩn ở Huế hầu hết đều nằm ở quỹ đất… Vì vậy, rất nhiều trường dạy tốt, có uy tín giáo dục trong cộng đồng những vẫn đứng ngoài danh sách đạt chuẩn. Ngành cũng tham mưu cho thành phố và thành phố cũng rất quyết tâm nhưng vấn đề mở rộng quỹ đất quả thật không dễ dàng nên nhiều đơn vị điểm về chất lượng đành chấp nhận “ngoài cuộc” trên sân chơi đạt chuẩn. Thầy Thanh Sơn, Hiệu trưởng Trường TH Trường An quả quyết “chỉ cần có đủ quỹ đất là có chuẩn”. Cùng học trên sân trường Mục tiêu của Huế Năm 2017, Tp Huế đã lên kế hoạch đầu tư hơn 20 tỷ đồng, gồm 13 tỷ đồng cho mầm non, hơn 6,6 tỷ đồng cho tiểu học và gần 1 tỷ cho trung học cơ sở (THCS). Mục tiêu là hoàn chỉnh 9 trường, gồm 5 trường mầm non (mức độ 1) là An Hoà, Thuận Lộc, Thiên Hựu, An Đông, Phước Vĩnh; 3 trường tiểu học trong đó 2 trường mức độ 1 là Phú Hoà, Huyền Trân và 1 trường mức độ 2 là Phường Đúc và Trường THCS Lý Tự Trọng. Cả 9 trường này, theo lãnh đạo ngành đều cơ bản đạt 4 chuẩn còn lại, để tăng tốc các trường đều cần được đầu tư về quỹ đất và tăng cường trang thiết bị là có thể công nhận đạt chuẩn. Nhằm đẩy nhanh tiến độ, thành phố đã đầu tư không ít kinh phí cho các đơn vị trên, từ khâu đền bù giải phóng mặt bằng đến kinh phí xây dựng cơ bản và trang thiết bị. Hiện, các trường như MN Thuận Lộc đầu tư xây phòng giáo dục thể chất và nghệ thuật, hệ thống phòng hiệu bộ, cải tạo bếp, phòng chức năng và bổ sung trang thiết bị với tổng kinh phí là 2,8 tỷ đồng. Trường MN An Hoà thiết kế lại sân chơi và trang bị đồ chơi ngoài trời cần khoảng 540 triệu đồng. Trường MN Phước Vĩnh cần 9,9 tỷ để xây 8 phòng học và các phòng chức năng, nhà bếp. Trường MN An Đông cần 100 triệu đồng trang bị phòng y tế, phòng giáo dục thể chất và mỹ thuật. Trường tiểu học Huyền Trân cần 690 triệu đồng để hoàn thiện hệ thống sân chơi, tường rào, trang thiết bị cho phòng nghệ thuật, phòng truyền thống, tăng cường cây xanh… Trường tiểu học Phú Hoà sẽ sử dụng 5,3 tỷ đồng xây mới 9 phòng học. Trường tiểu học Phường Đúc dùng 600 triệu đồng lát sân trường, đóng mới bàn ghế, tủ, bảng đen, bàn ghế, máy tính… Trường THCS Lý Tự Trọng trang bị phòng máy, cải tạo phòng học, sân chơi bãi tập, thư viện với kinh phí 900 triệu đồng… Nếu hoàn thành các hạng mục này, năm 2017 Huế sẽ có thêm 9 trường đạt chuẩn quốc gia Huế còn một kế hoạch dài hơi hơn đến năm 2018 với số phòng xây dựng mới sẽ là 172; tổng kinh phí dự tính trên 198 tỷ đồng, hướng tới năm 2020 tất cả các trường tại Huế có đủ phòng học và phòng chức năng, các công trình nước sạch và vệ sinh. Đây cũng là lộ trình nhằm tăng tỷ lệ học 2 buổi/ngày bảo đảm đạt chuẩn phổ cập cho trẻ 5 tuổi. Những cố gắng thuộc “nội lực” để nâng cao chất lượng dạy và học đã được toàn ngành giáo dục tỉnh đẩy mạnh. Thế nhưng, nhu cầu về những không gian sư phạm đạt chuẩn, hệ thống trường lớp phát triển hoàn chỉnh, đảm bảo đủ diện tích, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đồng bộ vẫn là cấp bách, là yếu tố có tính quyết định cao trong lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia hiện nay. Bài, ảnh: Hương Giang |