TheộtsốDNxuấtkhẩugỗtấmMDFViệtNamsangẤnĐộcóthểbịthiệthạinặbảng xếp hạng giải hạng 2 hàn quốco đó, DGAD cho biết có 2 doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu Indonesia và 3 doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu Việt Nam đã tham gia nộp trả lời bản câu hỏi, hợp tác đầy đủ.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam có trả lời bảng câu hỏi, DGAD áp biên độ phá giá ở mức 0-15%, biên độ thiệt hại 10-40%.
Đối với các doanh nghiệp khác không nộp bản trả lời câu hỏi, DGAD sẽ tính biên độ phá giá dựa trên những thông tin bất lợi có sẵn (Facts Available Basis), với biên độ phá giá 30-40%, biên độ thiệt hại 35-45%.
Đồng thời, DGAD cũng đã kết luận về thiệt hại như sau: Sản phẩm bị điều tra xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ thấp hơn giá trị thông thường; ngành công nghiệp nội địa đã phải chịu thiệt hại đáng kể; thiệt hại đáng kể này bị gây ra bởi sản phẩm nhập khẩu bán phá giá từ các nước bị điều tra nói trên.
DGAD sẽ căn cứ trên bản kết luận này để làm cơ sở dữ liệu tiến hành công bố bản kết luận cuối cùng. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể gửi đến DGAD trước ngày 2/5/2016 để có ý kiến, trước khi kết luận cuối cùng được ban hành.
Trước đó, vào tháng 5/2015, Ấn Độ đã điều tra chống bán phá giá sản phẩm gỗ tấm MDF mã HS 4411 của Việt Nam, bắt đầu từ ngày 7/5/2015, nguyên đơn là Công ty Greenply Industries Ltd và Công ty Mangalam Timber Products Ltd.
Giai đoạn điều tra, bắt đầu từ 01/10/2013 – 30/9/2014 (giai đoạn xem thiệt hại từ 01/4/2011 – 30/9/2013).
Theo số liệu sơ bộ từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ tấm MDF của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2014 đạt khoảng 28.800 tấn, trị giá khoảng 13 triệu USD và xếp thứ 2 trong các quốc gia xuất khẩu sang Ấn Độ./.
Tố Uyên