Công nhân làm việc tại một công ty sản xuất sản phẩm may mặc tại Việt Nam. Ảnh minh họa: TTXVN
TheànhsảnxuấtASEANtiếptụcphụchồitrongthábet kèoo số liệu mới nhất của Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) của IHS Markit được công bố ngày hôm nay (2/6), chỉ số PMI toàn phần được ghi nhận ở mức 51,8 điểm trong tháng 5, giảm nhẹ so với mức 51,9 điểm hồi tháng 4, báo hiệu sự phục hồi trong tháng thứ 3 liên tiếp về các điều kiện sản xuất của ASEAN.
Đáng chú ý, tăng trưởng được dẫn đầu bởi Indonesia trong tháng 5, khi chỉ số PMI toàn phần đạt mức cao kỷ lục 55,3 điểm, báo hiệu một sự cải thiện mạnh mẽ. Trong khi đó, chỉ số PMI toàn phần của Việt Nam đã giảm xuống còn 53,1 điểm, nhưng nhìn chung vẫn cho thấy mức tăng trưởng vững chắc.
Singapore đã phục hồi trong tháng 5 với chỉ số PMI toàn phần đạt 51,7 điểm, sau khi giảm nhẹ vào tháng 4. Malaysia trong tháng 5 ghi nhận chỉ số PMI toàn phần là 51,3 điểm, duy trì trên mức 50 điểm trong tháng thứ 2 liên tiếp.
Trong khi đó, các điều kiện sản xuất giữ ổn định ở Philippines, với chỉ số PMI toàn phần ở mức 49,9 điểm, sau khi sụt giảm trong tháng 4.
Thái Lan ghi nhận chỉ số PMI toàn phần thấp nhất trong 3 tháng ở mức 47,8 điểm; trong khi Myanmar công bố chỉ số PMI toàn phần đạt 39,7 điểm, tốc độ suy giảm đã chậm lại tháng thứ 2 liên tiếp nhưng nhìn chung vẫn ở mức nghiêm trọng.
Công ty tư vấn IHS Markit lưu ý rằng, sự gián đoạn chuỗi cung ứng nghiêm trọng hơn đã khiến hàng tồn kho giảm nhanh hơn kể từ tháng 4. Đây cũng là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ phổ biến nhất trong năm nay.
"Số liệu trong tháng 5 nhấn mạnh thêm bằng chứng về áp lực năng suất đối với các công ty ASEAN trong tháng 5, với lượng công việc tồn đọng tăng trong tháng thứ 3 liên tiếp. Điều đó cho thấy, tốc độ tăng lượng công việc tồn đọng vẫn chỉ là nhỏ. Đồng thời, các công ty đã giảm số lượng nhân công, từ đó kéo dài thời kỳ giảm việc làm hiện nay thành 2 năm. Tuy nhiên, tốc độ giảm vẫn ở mức nhẹ", báo cáo của IHS Markit cho biết thêm.
Bên cạnh đó, nhận định về kết quả khảo sát mới nhất, chuyên gia kinh tế Lewis Cooper tại IHS Markit cho rằng: "Lĩnh vực sản xuất ASEAN tiếp tục phục hồi trong tháng 5, với sự gia tăng bền vững cả về sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới. Tốc độ tăng trưởng giảm nhẹ so với tháng trước, nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao".
Trong tương lai, các công ty trong khu vực tiếp tục lạc quan về triển vọng trong năm tới, nhưng mức độ lạc quan của họ đã giảm thành mức thấp của 9 tháng, và thấp hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số.
Lê Thảo(Lược dịch từ The Edge Markets & Markit Economics)