【ltđbđ】Người cộng tác viên y tế cơ sở tận tuỵ

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 22:41:46 评论数:

Báo Cà MauCông tác ở hội phụ nữ cơ sở, chị Nhung kiêm nhiệm công tác tổ y tế cơ sở từ năm 2010. Trong 6 năm làm cộng tác viên y tế cơ sở, chị Nhung luôn dành nhiều thời gian cho việc tuyên truyền, vận động người dân trong ấp cách phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, sử dụng thực phẩm sạch

“Chị Nhung là người hoạt bát, hăng hái trong công việc. Tổ y tế nơi chị làm cộng tác viên nhiều năm liền luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sức khoẻ trong cộng đồng, được các cấp khen thưởng”, Bác sĩ Trần Quốc Diễn, Phó trưởng Phòng khám Ða khoa khu vực Khánh Bình Tây nhận xét về chị Phạm Tuyết Nhung, cộng tác viên y tế ấp Ðá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời.

Công tác ở hội phụ nữ cơ sở, chị Nhung kiêm nhiệm công tác tổ y tế cơ sở từ năm 2010. Trong 6 năm làm cộng tác viên y tế cơ sở, chị Nhung luôn dành nhiều thời gian cho việc tuyên truyền, vận động người dân trong ấp cách phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, sử dụng thực phẩm sạch... Hằng tháng, chị đều tổ chức họp tổ phụ nữ, kết hợp với việc lồng ghép công tác tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng, ý thức tự bảo vệ sức khoẻ cho gia đình và bản thân.

Chị Nhung (bìa trái) hướng dẫn việc nuôi cá bảy màu diệt lăng quăng.

Ấp Ðá Bạc địa bàn rộng, với gần 800 hộ dân định cư sinh sống, ngoài một số khu dân cư tập trung tại trung tâm xã, còn lại hầu hết đều sống rải rác ở vùng nông thôn, do vậy, việc tập hợp hộ dân để tuyên truyền vận động không phải là chuyện dễ. Giải pháp mà chị Nhung chọn lựa là đi từng xóm, đến từng nhà, cho dù đó là mùa nắng hay mùa mưa. Phương châm của chị là khi vẫn còn một gia đình nào trong ấp chưa am hiểu về phương pháp phòng, chống dịch bệnh là nhiệm vụ cộng tác viên y tế của chị xem như chưa hoàn thành.

Ngoài việc phát tờ rơi, tờ gấp nói về các chứng bệnh thường gặp phải vào mùa hè, đầu mùa mưa như: tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất huyết, tay chân miệng, chị còn tận tình hướng dẫn người dân trên địa bàn phương pháp vệ sinh nơi ở, cách làm nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm hợp vệ sinh, tăng cường phát quang bụi rậm, khơi thông dòng chảy, cách cọ rửa vật dụng chứa nước mưa để diệt nguồn trung gian truyền bệnh. Ðồng thời, bằng kiến thức hiểu biết của mình, thông qua tài liệu, sách báo, nghe và xem đài, chị Nhung còn hướng dẫn mọi người cách phòng ngừa một số chứng bệnh không lây như tiểu đường, huyết áp, tim mạch…

Mô hình nuôi cá bảy màu của ấp Ðá Bạc, do chị Nhung trực tiếp đảm nhận, được nhiều địa phương khác tham khảo và học tập. Thường thì mùa khô sẽ rất khó duy trì được số lượng cá bảy màu trong bể nuôi, nhưng chị Nhung đã biết cách tạo bóng mát bằng việc làm rèm che nắng, thả lục bình, bèo tai tượng vào bể nuôi chứa, thay nước cho cá mỗi ngày và luôn cho cá ăn cám theo cử sáng, chiều… nên số lượng cá chị nuôi không những không bị hao hụt mà còn sinh sôi ngày càng nhiều.

Bình quân, hằng năm, chị Nhung có thể cung cấp gần 6.000 con cá bảy màu cho người dân trong vùng (kể cả một số hộ dân phụ cận của các ấp khác) thả nuôi trong các vật dụng chứa nước mưa dùng trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình để diệt lăng quăng. Nhờ làm tốt công tác y tế cộng đồng, nên trong nhiều năm liền, xã Khánh Bình Tây nói chung và ấp Ðá Bạc nói riêng chưa hề xảy ra trường hợp sốt rét, xuất huyết và tay chân miệng nào trên địa bàn. Thành tích trên được lãnh đạo ngành y tế và UBND các cấp khen tặng.

Bác sĩ Nguyễn Minh Thuẩn, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời, nói: “Nếu nơi nào cộng tác viên y tế cơ sở cũng nhiệt huyết, tận tâm với công việc được giao như chị Phạm Tuyết Nhung, thì chắc chắn nơi đó công tác phòng, chống dịch bệnh sẽ thành công và tiết kiệm được rất nhiều tiền của, thời gian, công sức của Nhà nước và Nhân dân”./.

Bài và ảnh: Hiền Sĩ

最近更新