Quyết định giám sát chặt gạo từ Việt Nam của Trung Quốc khiến cho các doanh nghiệp như ngồi trên lửa vì từ nay việc xuất khẩu gạo qua thị trường này sẽ bị kiểm soát chặt đến từng lô hàng,ốcsiếtgiámsátxuấtkhẩugạogặpkhókết quả uae hôm nay làm gia tăng thêm chi phí và thời gian.
Thông tin về việc kiểm soát gạo Việt Nam nói trên vừa được Cục chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu gạo sáng 7/6, tại TPHCM.
Theo Cục chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối, nội dung giám sát trên đã có hiệu lực ngay từ ngày hai bên ký Nghị định thư , tức ngày 30/5/3015.
Theo đó, các lô gạo xuất khẩu sang Trung Quốc phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật, không nhiễm đối tượng sinh vật gây hại như mối, mọt, sâu bệnh, vi sinh vật, khuẩn, đất đá…
Chưa hết, trước khi xuất khẩu phải được xông hơi, khử trùng để đảm bảo không còn côn trùng sống gây hại.
Quá trình nhập khẩu gạo từ Việt Nam sẽ được các cơ quan chức năng của Trung Quốc tiến hành giám sát ở tất cả các khâu.
Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng quy định Việt Nam phải giới thiệu các cơ quan kiểm dịch, danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu để họ lựa chọn.
Phía Trung Quốc cũng sẽ cử đoàn sang Việt Nam để giám sát định kỳ các cơ quan, doanh nghiệp này.
Trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Minh Huệ, tổng thư ký Hiệp hội xuất khẩu gạo Việt Nam (VFA) đánh giá từ nay xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn do các nội dung trong chương trình giám sát của Trung Quốc rất chặt chẽ.
Theo ông Huệ, hiện tại, Việt Nam có hơn 130 doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu gạo, sắp tới VFA sẽ giới thiệu hết cho Trung Quốc lựa chọn, và khi tiến hành kiểm tra năng lực của từng đơn vị, chắc chắn sẽ có trường hợp không đạt.
Ngoài việc kiểm tra ngẫu nhiên trực tiếp từng lô gạo xuất khẩu, phía Trung Quốc sẽ đến từng nhà máy, vùng trồng lúa để đánh giá, khi đạt thì họ mới cấp giấy chứng nhận cho xuất khẩu.
“Tất cả chi phí trong chuyến đi của họ doanh nghiệp Việt Nam phải bỏ ra. Vấn đề chúng tôi lo ngại nhất là tiến độ xuất khẩu sẽ không còn suôn sẻ như trước vì phải thực hiện nhiều quy định ngặt nghèo hơn”, ông Huệ nói.
Cũng theo ông Huệ, sản lượng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc 5 tháng đầu năm 2016 bắt đầu có xu hướng chựng lại, chỉ tăng 3% so với cùng kỳ.
Đặc biệt là từ tháng 4 đến nay, xuất khẩu gạo gặp rất nhiều khó khăn do tình hình thị trường, trong đó có Trung Quốc yếu kém.
Do đó, VFA đã phải điều chỉnh xuất khẩu gạo quý 2 ba lần, từ 1,8 triệu tấn xuống 1,6 triệu và 1,5 triệu nhưng sau tháng 5 vừa qua thì tình hình sẽ còn giảm nữa, có thể chỉ đạt 1,3 triệu tấn.
Đại diện Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối cũng cho biết trong mấy ngày qua xuất khẩu gạo qua các cửa khẩu bắt đầu gặp khó khăn vì phía Trung Quốc đã chính thức áp dụng kiểm tra chặt các lô hàng theo Nghị định thư mà hai nước vừa ký.
Minh Khoa