Thoát “ăn đong”
Ông Nguyễn Văn Châu,ìmđườngthoáthiểkqbd na uy Giám đốc Công ty CP Thúy Đạt vui mừng cho biết, đến thời điểm này, công ty đã ký đủ đơn hàng XK cho cả năm. Lượng đơn hàng tăng khoảng 30% so với năm trước, đạt khoảng 6,5 triệu USD, tập trung vào sản phẩm khăn tắm, sản phẩm sợi. Ngoài những khách hàng truyền thống ở Nhật Bản, năm nay DN còn có thêm hơn chục khách hàng đã dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang.
“Với lượng đơn hàng này, công ty đang phải tuyển thêm nguồn nhân lực và mở rộng mạng lưới vệ tinh mới có thể đáp ứng tiến độ giao hàng”, ông Châu chia sẻ.
Đối với các DN dệt may, nhìn chung tình hình đơn hàng, thị trường cũng đang có nhiều thuận lợi. Hầu hết DN dệt may đã nhận được đơn hàng đến hết quý I, thậm chí một số DN lớn đã nhận được đơn hàng đến quý II, quý III năm nay. Bà Đặng Thị Phương Dung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) nhìn nhận, khác với tình trạng đơn hàng “ăn đong” như đầu năm ngoái, năm nay các DN dệt may đã có thể yên tâm sản xuất, việc làm cho người lao động đã bớt “căng thẳng”.
Dù gặp một số khó khăn ngay từ đầu năm nhưng tình hình đơn hàng của DN thủy sản dần có biến chuyển. Trao đổi với phóng viên, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (Vasep) cho hay, tháng đầu năm 2013, tình hình sản xuất, XK thủy sản vẫn gặp nhiều khó khăn, ngay cả 2 tuần đầu của tháng 2-2013, XK của các DN cũng đạt thấp, chỉ khoảng 131 triệu USD. Tuy nhiên, đến cuối tháng 2-2013, nhiều DN thủy sản đã có đơn hàng nên hoạt động XK một số mặt hàng chủ lực như tôm và cá tra được phục hồi. Cụ thể, qua thông tin từ DN thủy sản cho thấy, hiện đơn hàng XK cá tra sang Liên minh châu Âu (EU) đang dần tăng lên sau thời gian dài trầm lắng. Đơn mua hàng cá tra của EU tăng là do EU vẫn là thị trường chủ lực của XK cá tra Việt Nam. Ngoài ra, giá bán của cá tra khá “mềm” được coi là lợi thế so với các loài cá thịt trắng khác.
Cấu trúc lại thị trường
Theo đánh giá của một số DN, xu hướng khách hàng dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam đang trở nên phổ biến, tạo lợi thế cho DN Việt Nam. Ông Châu nhìn nhận, nếu DN nắm bắt được thời cơ này thì DN sẽ có cơ hội phát triển. Cùng chung nhận định trên, ông Lê Bá Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam cho rằng, ngành này đang có nhiều đơn hàng dịch chuyển từ Trung Quốc, Ấn Độ. Ngoài nguyên nhân chi phí nhân công tăng thì các nhà NK còn chú trọng tới vấn đề môi trường, xã hội và nhà NK muốn đa dạng hóa sản phẩm. Ông Ngọc cũng lưu ý, thị trường XK có những thay đổi nhất định. Thay vào những thị trường chính là Mỹ, châu Âu, Nhật, khối BRICS (Brazil, Nga, Indonesia, Trung Quốc, Nam Phi) - 5 nước có dân số chiếm tỷ trọng lớn trên thế giới có nền kinh tế phát triển nhanh trong những năm gần đây, sẽ là khách hàng chủ đạo của các nước đang phát triển XK hàng thủ công, quà tặng. Do vậy, với lợi thế địa lý, DN cần mở rộng sang các nước này, đưa ra chiến lược kịp thời trong bối cảnh có sự thay đổi về thị trường.
Như vậy, những tín hiệu khả quan về đơn hàng XK đầu năm chỉ là bước khởi đầu. DN muốn “kéo” được khách hàng trong bối cảnh khó khăn này, cần nghĩ đến việc tái cơ cấu. Ông Ngọc khuyến cáo, khách hàng sẽ có xu hướng cắt bớt khâu trung gian tối đa, làm trực tiếp với nhà sản xuất. Thế nên, DN thủ công mỹ nghệ cần cơ cấu lại theo hướng tăng cường những DN với 2 chức năng vừa sản xuất, vừa làm thương mại. Còn với các DN thủy sản, ông Hòe cho biết, trong khi nguồn vốn của các ngân hàng còn khá dè dặt với DN, bản thân các DN cũng đang tự cấu trúc lại theo hướng chế biến hiệu quả, không chạy theo số lượng.
Phan Thu