【kqbd chivas】“Xanh hoá” ngành nhựa để tăng lợi thế cạnh tranh
Ngành nhựa: Chưa tự chủ được nguyên liệu đầu vào Xu hướng phát triển của ngành nhựa thế giới trong 5 năm tới |
Tăng trưởng đều nhưng vẫn phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu
Báo cáo của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) cho thấy,ángànhnhựađểtănglợithếcạkqbd chivas ngành nhựa có gần 4.000 doanh nghiệp trên cả nước; trong đó, 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung chủ yếu tại khu vực phía Nam.
Doanh nghiệp nhựa Việt Nam đã và đang sản xuất đầy đủ các chủng loại sản phẩm nhựa phục vụ cho tiêu dùng nội địa và thị trường xuất khẩu; trong đó, sản phẩm nhựa Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 160 quốc gia trên thế giới và có mặt ở nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Italy, Hà Lan, Tây Ban Nha, Nhật Bản...
Các chuyên gia cũng nhận định trong tương lai gần, nhu cầu ngày càng tăng từ ngành xây dựng dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường nhựa. |
Đánh giá về ngành nhựa, ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch VPA cho biết, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng trưởng đều qua các năm từ 3 tỷ USD trong năm 2018 lên đến 5,5 tỷ USD trong năm 2022, với mức tăng trưởng trung bình từ 12-20%/năm. Thống kê tốc độ tăng trưởng ngành nhựa Việt Nam trong 5 năm vừa qua luôn đạt ở mức hai con số từ 12-15%/năm. Nguồn nguyên liệu trong nước có thể đáp ứng 30% nhu cầu thị trường nội địa, còn lại 70% được nhập khẩu từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Chủ tịch VPA chỉ ra, tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa Việt Nam đang chậm lại kể từ cuối năm 2022 đến nay do ảnh hưởng từ tác động của đại dịch Covid-19 nói riêng và tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung. Hiện tại ở các thị trường lớn của sản phẩm nhựa Việt Nam có dấu hiệu giảm lượng tồn kho, theo đó VPA kỳ vọng trong tháng cuối năm 2023 tiêu thụ sản phẩm nhựa sẽ có nhiều khởi sắc, các doanh nghiệp sẽ có nhiều hơn các đơn hàng. Đồng thời, đầu ra nội địa cũng như quốc tế cũng được kỳ vọng có tiến triển tích cực ở năm 2024.
Tuy nhiên, dù có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng ngành nhựa Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ được biết đến như là một ngành kinh tế kỹ thuật về gia công chất dẻo, trong khi đó lại không chủ động được hoàn toàn nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất.
Hiện nay mỗi năm ngành nhựa cần khoảng 4.5-5 triệu tấn các loại nguyên liệu đầu vào như PE, PP, PS, PVC… chưa kể hàng trăm loại hoá chất phụ trợ khác nhau, trong khi khả năng trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng gần 1 triệu tấn nguyên liệu và hóa chất, phụ gia cho nhu cầu của ngành Nhựa Việt Nam.
Chi phí cho nguyên liệu chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu chi phí của ngành nhựa. Tuy nhiên các công ty nhựa Việt Nam không thể chủ động nguồn cung cấp trong nước, phải nhập khẩu đến 70% nguyên liệu đầu vào. Tình trạng này dẫn đến việc các công ty nhựa phải duy trì tồn kho nguyên liệu lớn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Kéo theo đó là chi phí tài chính gia tăng, cộng thêm rủi ro về thay đổi tỷ giá và giá dầu thế giới. Hạn chế này là đặc điểm chung của cả ngành nhựa Việt Nam và khó có thể thay đổi trong vài năm tới.
Nỗ lực “xanh hóa” để phát triển bền vững
VPA nhận định, với xu hướng chung của thế giới về phát triển kinh tế tuần hoàn cũng như tại Việt Nam, Chính phủ đang xây dựng ngành công nghiệp tái chế nhựa trong nước để tạo nguồn cung nguyên liệu nhựa tái sinh. Điều đó sẽ góp phần gia tăng đầu tư máy móc công nghệ mới phục vụ nhu cầu thị trường, tạo cơ hội cho các nhà cung ứng thiết bị máy móc và nguyên vật liệu mới trong tương lai.
Đánh giá theo xu hướng trong giai đoạn 2023 – 2028, ông Hồ Đức Lam nêu, ngành nhựa Việt Nam cũng như thế giới dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ nhựa trong tương lai, do nhu cầu sử dụng nhựa trong nhiều lĩnh vực như đóng gói, ô tô, điện tử, y tế và nông nghiệp vẫn đang tăng lên.
Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng, ngành nhựa Việt Nam và thế giới sẽ hướng đến chuyển sang sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường như nhựa tái chế, nhựa sinh học. Theo đó cần tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao nhưng tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu và giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường.
“Do cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt nên các doanh nghiệp cần nỗ lực để tăng năng suất và cải thiện chất lượng nhưng giảm thiểu chi phí sản xuất để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế”- ông Hồ Đức Lam nêu giải pháp.
Nắm bắt xu thế trên, đơn cử như Công ty CP Nhựa tái chế Duy Tân (DUYTAN Recycling) đã đầu tư xây dựng nhà máy nhựa tái chế có tổng công suất 100.000 tấn/năm, với dây chuyền sản xuất hiện đại nhập khẩu mới từ châu Âu. Tính đến thời điểm này, đây là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ tái chế "Bottle to Bottle" - mỗi chai nhựa đã qua sử dụng sẽ được tái chế thành các hạt nhựa tạo ra một vòng lặp chai nhựa mới giúp giảm sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch.
Liên quan đến sản xuất xanh, ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững của DUYTAN Recycling cho hay, xu thế bao bì đúng hiện nay xoay quanh 3 cụm từ tiết chế, tái sử dụng và sử dụng được nhiều lần, nên sử dụng nhựa và sản phẩm tái chế sẽ giúp nền kinh tế tuần hoàn được áp dụng, cũng như nhân rộng hơn. Vì vậy, giải pháp ưu tiên phát triển bao bì của nhà sản xuất hiện nay chính là sử dụng chất liệu tái chế với thiết kế thân thiện với môi trường.
Tương tự, hòa trong dòng chảy hội nhập thị trường thương mại tự do và nền kinh tế tuần hoàn, sản xuất xanh... không ít đơn vị hoạt động trong ngành nhựa và những ngành liên quan đã xác định phát triển bền vững là kim chỉ nam trong mọi hoạt động vận hành doanh nghiệp. Những đơn vị này, vừa tập trung đầu tư xây dựng nhà máy tái chế, vừa tích cực tham gia đóng góp sáng kiến liên quan đến "con đường sản xuất xanh".
Do đó, trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm sử dụng nhựa tái chế, hay nói cách khác là được tái sinh vòng đời trong sản xuất kinh doanh, tiêu dùng... là những tín hiệu đáng khích lệ về xử lý rác thải nhựa nói riêng và chuyển đổi sản xuất xanh trong cộng đồng doanh nghiệp nói chung.
Cuối cùng là Chính phủ Việt Nam sẽ đưa ra các chính sách hỗ trợ cho ngành nhựa nhằm thúc đẩy sản xuất, đầu tư và xuất khẩu, đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện quy định về môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.
Các chuyên gia cũng nhận định trong tương lai gần, nhu cầu ngày càng tăng từ ngành xây dựng dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường nhựa. Phân khúc nhựa xây dựng hiện đang chiếm 1/4 thị phần ngành nhựa trong nước. Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, cùng số lượng ngày càng nhiều nhà máy được lắp đặt mới đang làm gia tăng mạnh nhu cầu về nhựa xây dựng và nhựa kỹ thuật trong nước. Ngành công nghiệp nhựa Việt Nam trong quá trình chuyển dịch sang nền công nghiệp nhựa tái chế văn minh, tiếp cận được những công nghệ tiên tiến nhất, điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh với các công nghệ xanh trên thế giới. |
相关推荐
- Hàng vạn du khách chen chân xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
- Việt Nam treasures long
- Đỗ Văn Chiến retains presidency of VFF Central Committee
- 14th National Party Congress organising sub
- Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
- Top leader meets with Hưng Yên voters
- Late General Secretary's story retold in Korean author's book
- Vice State President Võ Thị Ánh Xuân attends active in Indonesia