【bóng đá truc tuyến】Trận chiến của các nền tảng video trực tuyến tại Đông Nam Á
ScreenDaily dẫn số liệu của Omdia cho hay tổng doanh thu từ thị trường kinh doanh video trực tuyến khu vực Đông Nam Á được dự báo sẽ tăng lên mức 4,ậnchiếncủacácnềntảngvideotrựctuyếntạiĐôngNamÁbóng đá truc tuyến5 tỷ USD vào cuối năm 2025. Trong đó, 62% đến từ quảng cáo - chủ yếu thông qua ứng dụng YouTube và Facebook.
Trong các năm qua, doanh thu từ các thuê bao sử dụng dịch vụ xem video trực tuyến tiếp tục gia tăng tại Đông Nam Á. Con số dự báo sẽ nâng từ mức 28% lên 37% trong cơ cấu doanh thu từ video trực tuyến giai đoạn 2020-2025.
Các nền tảng trực tuyến bắt nguồn từ châu Á
Tại Đông Nam Á, các ông lớn như Netflix, Walt Disney, WarnerMedia đang phải cạnh tranh với các nền tảng tương tự từ Trung Quốc như iQiyi hay iflix và WeTV của Tencent. Dù thiếu vắng các tập đoàn truyền thông đa quốc gia, nhiều công ty Đông Nam Á cũng đã thành lập và tự vận hành nền tảng xem video trực tuyến của riêng mình.
Trinity of Shadows (2021) là series phim hợp tác sản xuất giữa Catchplay, ViuTV và WarnerMedia. Phim được phát hành song song trên các ứng dụng HBO, HBO Go và Catchplay+. Ảnh: HBO. |
Tiêu biểu trong số này phải kể đến Viu - nền tảng trực tuyến do tập đoàn viễn thông và truyền thông PCCW từ Hong Kong sở hữu - và Vidio thuộc tập đoàn truyền thông Emtek của Indonesia. Viu bắt đầu phát sóng từ năm 2016 còn Vidio ra đời năm 2014. Ra mắt từ khá sớm, tới nay cả hai dịch vụ trực tuyến đều đã có chỗ đứng trong thị trường khu vực.
Theo số liệu từ MPA, nền tảng xem video trực tuyến Viu có lượng thuê bao không thua kém Disney+ tại Đông Nam Á với hai thị trường chủ lực là Thái Lan và Indonesia. Vidio chỉ cung cấp dịch vụ tại thị trường Indonesia, thu hút hơn 1 triệu thuê bao trả phí trong năm 2021. Đây là nền tảng trực tuyến được yêu thích thứ ba tại Indonesia sau Hotstar của Disney+ và Viu.
Cũng trong năm 2016, công ty phát hành phim điện ảnh Catchplay của Đài Loan đã đưa dịch vụ xem video trực tuyến Catchplay+ vào hoạt động tại Đài Loan, Singapore và Indonesia. Sau nửa thập kỷ, Catchplay+ có 8 triệu người dùng, với 20% trong số này là thuê bao trả phí.
Kia Ling Teoh, chuyên gia phân tích dữ liệu của Omdia nhận định: “Các dịch vụ xem video trực tuyến do doanh nghiệp khu vực phát triển có lợi thế cạnh tranh trong việc đón bắt nhu cầu người dùng. Họ hiểu xu hướng tiêu dùng cũng như nhu cầu thưởng thức các sản phẩm giải trí của khán giả địa phương. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có quan hệ khăng khít với nhiều nhà cung ứng dịch vụ, cơ quan quản lý văn hóa và các nhãn hàng”.
Vị chuyên gia cũng chỉ ra khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xem video trực tuyến tại Đông Nam Á phải đối mặt. Bên cạnh việc mua bản quyền phát sóng chương trình từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản hay Âu Mỹ... các nền tảng trực tuyến tại Đông Nam Á cũng phải đầu tư sản xuất các nội dung nguyên bản. Cô cho hay: “Nhưng trong khâu sản xuất nội dung, các dịch vụ trực tuyến này vẫn đang loay hoay với bài toán cân đối thu - chi”.
Sáng tạo mô hình kinh doanh hiệu quả
Hooq, nền tảng xem video trực tuyến từ Singapore thuộc sở hữu của công ty Singtel, Sony và Warner Bros. đã phải nộp đơn thanh lý và đóng cửa hoạt động hồi tháng 4/2020 vì phá sản. Tại Malaysia, nền tảng iflix cũng đã bị tập đoàn Tencent của Trung Quốc mua lại. Theo nhận định từ các chuyên gia, thất bại của hai nền tảng trực tuyến đến từ mô hình kinh doanh không hợp lý và tốc độ phủ thị trường quá chậm.
Theo lời bà Janice Lee, CEO của Viu kiêm giám đốc điều hành PCCW Media, mô hình kinh doanh hiệu quả cho các nền tảng trực tuyến tại thị trường Đông Nam Á là sự kết hợp giữa nội dung chèn quảng cáo và dịch vụ tính phí. Mô hình này, gọi nôm na bằng cái tên “freemium”, là cách thức để đối phó với việc khả năng chi tiêu cho các dịch vụ giải trí của khán giả Đông Nam Á còn thấp trong khi nạn vi phạm bản quyền vẫn là vấn đề nhức nhối.
Hình ảnh từ phiên bản Indonesia của bộ phim Pretty Little Liars do Viu đầu tư sản xuất và phát hành. Ảnh: Viu. |
“Châu Á luôn có những khán giả xem rất nhiều video nhưng không trả phí thành viên. Các nội dung có chèn quảng cáo chính là giải pháp hai bên cùng có lợi trong trường hợp này. Chúng tôi không nhắm tới mục tiêu bắt tất cả người dùng phải trả tiền mà lựa chọn sẽ tính tiền những nội dung nào. Đây là chiến thuật đã được chúng tôi áp dụng và cải tiến trong nhiều năm”, bà Lee cho nay.
Ban đầu, nền tảng Vidio cung cấp cho khán giả các video miễn phí có chèn quảng cáo (AVOD) nhưng từ năm 2020 đã bắt đầu triển khai dịch vụ thu phí Vidio Premier. Giám đốc điều hành công ty Emtek Sutanto Hartono từng phát biểu về mô hình kinh doanh của Vidio trong tọa đàm trực tuyến APOS do MPA tổ chức.
Hartono cho biết: “Chúng ta vẫn cần phải xây dựng một hệ sinh thái truyền hình trực tuyến tính phí (SVOD) dù người dân Indonesia chưa quen với việc trả tiền duy trì thuê bao. Các chương trình thể thao đang được đón nhận trên dịch vụ SVOD, bước tiếp theo, chúng tôi sẽ đầu tư sản xuất các series phim nguyên bản”.
Các nhà phân tích chỉ ra chìa khóa thành công tiếp theo cho các dịch vụ trực tuyến tại Đông Nam Á là mối quan hệ với các doanh nghiệp viễn thông, nền tảng thương mại điện tử, ví điện tử, ứng dụng di động và đối tác công nghệ. Chuyên gia Kia Ling Teoh nói: “Các doanh nghiệp viễn thông nắm trong tay thông tin và dữ liệu người dùng. Đây chính là khách hàng tiềm năng của chúng ta. Do đó, vấn đề nằm ở chỗ tìm đối tác và thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận thông minh”.
Tại Indonesia, Catchplay+ là đối tác kinh doanh lâu dài với công ty viễn thông Telkom và doanh nghiệp con kinh doanh dịch vụ truyền hình cáp IndiHome của hãng. Thỏa thuận hợp tác cho phép ứng dụng Catchplay+ được cài đặt sẵn trên các thiết bị do IndiHome cung cấp. Ngoài ra, Catchplay+ cũng hợp tác với các hãng First Media, Transvision và MNC.
“Tất nhiên ta cần những nội dung ấn tượng. Nhưng bạn sẽ không thể thu hút khán giả khu vực nếu không biết thích ứng với mỗi thị trường. Sáu năm ở Đài Loan, Indonesia và Singapore đã cho chúng tôi đã thấy rất nhiều khác biệt trong cách người ta thanh toán tiền, dùng điện thoại hay thậm chí, chất lượng mạng lưới viễn thông ở mỗi quốc gia”, CEO Daphne Yang của Catchplay chia sẻ.
Hướng phát triển nội dung
Phần lớn dịch vụ xem video trực tuyến tại thị trường Đông Nam Á tập trung sản xuất các chương trình và nội dung nói tiếng Thái, Trung, Bahasa Indonesia hay Malay - những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong khu vực. Vidio đã sản xuất 15 TV series nói tiếng Indonesia trong năm 2021 và tiến đến là 36 phim trong năm 2022.
Lựa chọn hướng đi là sản xuất những nội dung gần gũi với khán giả Đông Nam Á, các dịch vụ xem video trực tuyến tiếp tục đối mặt câu hỏi khó: đầu tư bao nhiêu tiền và làm phim nói ngôn ngữ nào. Tình thế trở nên khó khăn khi ở vài vùng miền, người dân không nói một ngôn ngữ duy nhất. Bộ phim phục vụ nhóm khán giả này lại vô hình với nhóm khán giả khác.
Hình ảnh từ The World Between Us (2019, series truyền hình ăn khách của Catchplay+. Ảnh: Catchplay. |
Tuy nhiên, theo thời gian, vẫn xuất hiện những trường hợp ngoại lệ. Ví dụ, bộ phim Pretty Little Liars, bản làm lại của Indonesia từ tác phẩm truyền hình Mỹ cùng tên, cũng được khán giả Malaysia đón nhận khi phát hành trên Viu. Bên cạnh đó, một vài series nói tiếng Trung trên Viu cũng được khán giả quốc tế yêu thích.
“Chúng tôi luôn cố gắng xây dựng mối liên hệ với khán giả địa phương. Ban đầu, chúng tôi sản xuất các chương trình nói một thứ tiếng cho một quốc gia nhất định. Nhưng những năm qua, chúng tôi bắt đầu sản xuất nhiều nội dung có sự giao thoa văn hóa hơn. Kết quả nhìn chung tích cực”, bà Lee từ Viu nói.
Với Catchplay, hãng sử dụng chiến thật hợp tác với nhiều nền tảng trực tuyến cũng như đài truyền hình địa phương để gia tăng nguồn vốn cũng như nâng cao chất lượng chương trình. Sau bộ phim The World Between Us (2019) khá thành công, năm 2020, Catchplay+ đã bắt tay với Screenworks Asia, TAICCA của Đài Loan để sản xuất thêm nhiều series chất lượng.
“Quan hệ đối tác giúp chúng tôi chia sẻ gánh nặng kinh phí, giảm thiểu rủi ro và xây dựng mạng lưới truyền thông cho tác phẩm - giúp bạn có nhiều hơn một kênh quảng cáo cho tác phẩm của mình. Các đối tác cũng mang lại cho chúng tôi góc nhìn đa chiều, giúp tác phẩm đạt tới chất lượng quốc tế thay vì bộ phim chỉ phục vụ khác giả khu vực”, đại diện Viu cho hay.
Dù đã gặt hái thành công bước đầu, trong tương lai, khó khăn với các dịch vụ trực tuyến tại thị trường Đông Nam Á vẫn còn rất nhiều. Một trong số đó là việc các doanh nghiệp có thể trụ vững bao lâu trong cuộc cạnh tranh với các ông lớn toàn cầu sẵn sàng vung hàng tỷ USD mỗi năm để sản xuất nội dung mới.
(Theo Zing)
Thị trường video trực tuyến châu Á lần đầu vượt 30 tỷ USD
Năm 2020 là năm đầu tiên thị trường video trực tuyến châu Á cán mốc 30 tỷ USD. Đây cũng là năm đầu thu nhập từ thuê bao cao hơn doanh thu quảng cáo trên toàn khu vực.
-
Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nướcBảo vệ thương hiệuNSND Nguyễn Hải: 'Tôi nhận được lời mời đào tạo 'gái ngành' 300 triệu/tháng'Người đẹp Trần Bảo Ngọc bất ngờ xuất hiện trên gameshow ở MỹCuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCMCuộc đua thuyền buồm vòng quanh thế giới Clipper Race mùa giải 2023Giám đốc 25 tuổi đa tài thi Hoa hậu Hoàn vũ VN 2022Đồng loạt ba loại tiền lương sẽ tăng từ ngày 1/7/2024Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóngChấn chỉnh hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm ở Rumani
- ·Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- ·Không gian sống 6,5 tỷ, rộng 127 m2 sang trọng của MC Đức Bảo
- ·Chưa có bằng chứng biến thể JN.1 có độc lực cao hơn, gây bệnh nặng hơn các biến thể trước
- ·Bộ sưu tập xuân hè Santino 2022
- ·Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
- ·Một căn chung cư 75m2 phải nộp bao nhiêu thuế tài sản?
- ·5 bất ngờ lớn tại đại nhạc hội ‘Light Up Viet Nam’
- ·Sao Việt 25/4: Lý Hùng tận hưởng cuộc sống độc thân tuổi 53
- ·Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- ·Đỗ Thị Hà cầm hoa diễn áo dài cho Hoa hậu Ngọc Hân
- ·Tây Ban Nha sẽ điều chỉnh chính sách viện trợ với VN
- ·Hà Giang: Tìm cách khai thác hiệu quả chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” cho sản phẩm mật ong bạc hà
- ·Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
- ·Cục Thuế TP.HCM: Thanh, kiểm tra gần 6.000 DN
- ·Phim Nhà nước đặt hàng ra rạp mùng 1 Tết Giáp Thìn
- ·Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển công nghiệp văn hoá
- ·Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- ·Cam kết tạo thuận lợi cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài
- ·Hơn 30 triệu lượt đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ trên 28.000 tỷ đồng
- ·The Flash 'Ezra Miller' bị bắt vì gây rối trật tự công cộng
- ·Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- ·Ukraine coi trọng quan hệ kinh tế
- ·Vé trúng 300 tỷ đồng đầu tiên được mua tại Hà Nội
- ·Thúc đẩy hợp tác giữa DN Việt Nam và Belarus
- ·Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- ·Ngành Tài chính: Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng
- ·Samsung thu hồi trên 90% điện thoại Note 7 ở Hàn Quốc, EU và Mỹ
- ·Quý I/2018, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước xử phạt 68 nhà đầu tư
- ·Hà Lan giúp Việt Nam tăng cường an toàn thực phẩm
- ·Hầu hết các nước trên thế giới đã từng xóa nợ thuế
- ·Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- ·Cân bằng thương mại Việt Nam
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại VN
- ·Ngày Sách, nghe truyện Nguyễn Nhật Ánh 'nét căng' miễn phí ở Phố đi bộ TP.HCM
- ·Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Phước hôm nay 6
- ·AFD cam kết hỗ trợ 700 triệu euro cho Việt Nam