【trận đấu luton town】Thủ tục hành chính nặng nề, doanh nghiệp sẽ mất cơ hội
nDN sử dụng dịch vụ công ít hơn người dân
Ngày 26/5,ủtụchànhchínhnặngnềdoanhnghiệpsẽmấtcơhộtrận đấu luton town Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ phối hợp với Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVV) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), tổ chức hội nghị “Hiến kế cải cách cơ chế, chính sách, TTHC giúp DN khôi phục sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh Covid-19”. Hội nghị được kết nối trực tuyến với các điểm cầu tại 19 tỉnh, thành phố.
Hội nghị do ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ chủ trì cùng với ông Michael Greene - Giám đốc USAID tại Việt Nam.
Phát biểu tại hội nghị, ông Mai Tiến Dũng cho biết, dịch Covid-19 ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội, nhiều DN, hộ kinh doanh phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng. Tuy nhiên, trong điều hành, Chính phủ xác định lấy người dân và DN làm trung tâm, cắt giảm, đơn giản hóa nhiều TTHC không cần thiết, gây khó khăn cho người dân và DN.
Thông tin thêm đến cộng đồng DN, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, đến nay, các bộ, ngành đã cắt giảm, đơn giản hóa 63% điều kiện kinh doanh, 68% danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Cụ thể, đã cắt giảm, đơn giản hóa 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được từ việc cắt giảm, đơn giản hóa ước tính khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.
Để tạo điều kiện hơn nữa cho người dân và DN, Chính phủ đã đẩy nhanh xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, tăng cường họp và làm việc trực tuyến, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử; bảo đảm ít nhất 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của bộ, ngành, địa phương. Đã có 58/63 tỉnh, thành phố thành lập trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh.
Theo Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, sau 5 tháng hoạt động, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp, cung cấp 395 dịch vụ công trực tuyến; có gần 33 triệu lượt truy cập; hơn 140 nghìn tài khoản đăng ký; hơn 7,3 triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái; trên 55.000 hồ sơ được thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia; tiếp nhận, hỗ trợ trên 9.800 cuộc gọi, hơn 5.200 phản ánh, kiến nghị của người dân, DN. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến là khoảng 6.490 tỷ đồng/năm, trong đó, riêng Cổng dịch vụ công quốc gia đóng góp 3.036 tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên, qua số liệu thống kê, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, hiện nay tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công cao hơn rất nhiều DN. Do đó, Bộ trưởng đề nghị, DN cần tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến, Chính phủ sẽ hỗ trợ DN.
Lấy trụ cột là cải cách TTHC, tăng trưởng hơn 5% là khả thi
Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, các chuyên gia, hiệp hội và cộng đồng DNNVV thảo luận, hiến kế giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN. Hội nghị cũng bàn về giải pháp hiện thực hóa quyết tâm cắt giảm 20% chi phí cho DN và thúc đẩy việc thực hiện TTHC trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV đặt giả định sau 5 năm (đến năm 2025), cắt giảm được ít nhất 20% số lượng TTHC; 20% chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, ông Nam cũng đặt ra một số câu hỏi và bỏ ngỏ câu trả lời, như: DN có cách hiểu nào khác về cải cách TTHC hay không? Liệu có còn dư địa nào để xã hội hóa các dịch vụ hành chính không? Có những quy định tốt với trung ương, nhưng chưa hẳn tốt với địa phương và việc thường xuyên đôn đốc, kiểm tra đã đủ mạnh hay chưa?
Kết thúc bài phát biểu của mình, ông Tô Hoài Nam đưa ra một câu trả lời phổ biến của các cơ quan quản lý đối với DN, đó là: “Chúng tôi đã có cố gắng, nhưng nhiệm vụ thì nhiều, cán bộ thì thiếu nên chưa hoàn thành trách nhiệm, mong cộng đồng DN chia sẻ và thông cảm”. Đồng thời bình luận: Nếu mang câu nói này trong 5 năm sau, thì câu trả lời sẽ là “DN chúng tôi không thể chấp nhận được”.
Tiếp lời, ông Nguyễn Văn Thân – Chủ tịch Hiệp hội DNNVV cho rằng, câu trả lời này của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ở thời điểm này cũng đã “không thể chấp nhận được”.
Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, IMF dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng âm 3%; đối với Việt Nam là khoảng 2,7%. Khả năng Việt Nam tăng trưởng hơn 5% không phải là bất khả thi, nếu trụ cột là cải cách TTHC. Tuy nhiên, theo ông Cấn Văn Lực, DN còn gặp rất nhiều khó khăn, do đó, phải coi cải cách TTHC là động lực, góp phần đổi mới sáng tạo, nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao niềm tin của DN; giảm chi phí cho cả DN và bộ máy quản lý.
Theo ông Cấn Văn Lực, hiện nay, “chi phí cơ hội” và “chi phí không chính thức” là chi phí quan trọng, tác động mạnh tới DN, nếu TTHC nặng nề thì DN sẽ mất cơ hội kinh doanh.
Chuyên gia đến từ Ngân hàng BIDV này cho biết, thời gian qua, ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với hơn 34 nghìn tỷ đồng; cho vay mới 343 nghìn tỷ đồng với hơn 16 nghìn DN, giảm lãi suất từ 0,5-1%. Ngân hàng BIDV cũng đã cải cách cơ chế, thủ tục, để tạo điều kiện thuận lợi cho DN và người dân, cắt giảm các quy trình thủ tục theo hướng đơn giản hóa, giảm bớt khâu trung gian trong phê duyệt tín dụng, hỗ trợ DN.
Đủ nguồn lực hỗ trợ các đối tượng chính sách Ông Nguyễn Minh Tân – Phó Vụ trưởng, Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính cho biết, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm, giãn thuế, hỗ trợ DN vượt qua khó khăn. Ngay từ khi xảy ra dịch bệnh, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ thực hiện miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng khẩu trang y tế... Đồng thời, kiến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định số 134/2016/NĐ-CP và Nghị định số 125/2016/NĐ-CP tháo gỡ khó khăn cho DN hoạt động trong lĩnh vực da giày, dệt may, chế biến nông, lâm, thủy sản, hỗ trợ phát triển cơ khí, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp ô tô. Theo ông Nguyễn Minh Tân, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2020 NĐ-CP về việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, có hơn 98% DN được hưởng lợi từ chính sách này, đánh giá làm giảm thu ngân sách khoảng 180 nghìn tỷ đồng. Bộ Tài chính cũng đã rà soát cắt giảm nhiều loại phí, lệ phí cho DN và người dân, với số phí, lệ phí cắt giảm khoảng 500 tỷ đồng. Ngoài ra, Bộ đã trình Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, dự kiến giảm thu ngân sách khoảng 10,3 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, đã đề xuất trình Chính phủ trình Quốc hội giảm 30% số thuế thu nhập DN năm 2020 đối với DN nhỏ và siêu nhỏ... “Ngay sau khi các chính sách miễn, giảm, giãn thuế được ban hành, ngành Thuế đã tổ chức hướng dẫn các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh khai báo. Đến nay đã tiếp nhận 115 nghìn hồ sơ đề nghị của DN, với khoảng 37 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ bước đầu cho DN và hộ kinh doanh. Bộ Tài chính cam kết đủ nguồn lực để chi trả, hỗ trợ kịp thời các địa phương trong quá trình chi trả cho các đối tượng chính sách. Đến nay, có 7 địa phương được Bộ Tài chính hỗ trợ với số tiền 170 tỷ đồng cho các địa phương có nguồn lực hỗ trợ các đối tượng chính sách” - ông Nguyễn Minh Tân nói. |
Minh Anh
相关推荐
- Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- Từ bỏ làm giám đốc ngân hàng về trồng rau làm giàu thu 2 tỷ/tháng
- Khoa Luật ĐH Quốc Gia Hà Nội nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
- Luật sư nói gì về việc 2 bệnh nhân tử vong tại bệnh viện Trí Đức
- Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- Từ 1/1/2017, xe chở than có bị cấm chạy đường Vàng Dang
- Lái xe của Ban Kinh tế Trung ương gây tai nạn nhưng đã hối lỗi
- Hành khách Trung Quốc có hành vi lạ, cắt khóa vali trên máy bay