【nhận định myanmar】Nơi lưu giữ loại hình nghệ thuật dân tộc

时间:2025-01-10 11:19:26 来源:Empire777

Báo Cà Mau(CMO) Phát triển từ Đội Thông tin Văn nghệ Khmer tỉnh Cà Mau, hơn 12 năm xây dựng và phát triển, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Cà Mau (đoàn) từng bước khẳng định vị trí của mình khi trở thành một đoàn nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp, đồng thời phát huy tối đa bản sắc dân tộc thông qua từng tiết mục.

Trưởng thành từng ngày

Với nhiệm vụ là biểu diễn ca múa nhạc, kịch gìn giữ và phát triển loại hình nghệ thuật dân gian, đoàn còn là nơi giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá, nghệ thuật Khmer Nam Bộ.

Nhiều năm qua, bằng sự cố gắng, không ngừng học hỏi để đưa những giá trị bản sắc dân tộc ngày càng phát triển phồn thịnh, đoàn đã phục dựng thành công hơn 25 bài múa cổ truyền, 50 bài nhạc cổ để phục vụ các ngày lễ, Tết của đồng bào dân tộc Khmer.

 Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Cà Mau luyện tập cho buổi biểu diễn chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia.

Ông Hữu Trung, Trưởng đoàn, cho biết: “Buổi đầu thành lập, đội chỉ có 5 thành viên, lúc đó chỉ biểu diễn đơn thuần góp vui với những tiết mục nhỏ lẻ, mang tinh thần văn nghệ quần chúng là chính. Sau nhiều năm cố gắng, bằng sự nỗ lực của tất cả anh em trong đoàn, đội đã chuyển mình thành đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp với hơn 35 thành viên. Đến nay đoàn đã dàn dựng, biểu diễn trên 20 chương trình lớn, đây thực sự là tín hiệu đáng mừng cho đoàn và cộng đồng người Khmer trong tỉnh”.

Nhớ lại buổi đầu thành lập, đoàn gặp không ít khó khăn từ nhiều phía, có lúc tưởng chừng như sắp phải giải thể. Do thiếu người dàn dựng nên mỗi khi biểu diễn một tiết mục hay một chương trình, đêm lưu diễn nào đó, đoàn đều phải tốn rất nhiều chi phí để mời những chuyên gia từ tỉnh ngoài đến dàn dựng. Rồi việc phục vụ các tiết mục cũng chỉ quanh quẩn những bản cổ nhạc truyền thống. Nay đoàn có thể tự hào khi mỗi tiết mục biểu diễn, đoàn có thể tự dàn dựng tuỳ theo hoàn cảnh, bối cảnh nơi mà đoàn sắp lưu diễn, cũng như khai thác trọn vẹn ý nghĩa mà mỗi tiết mục, ca cảnh mang lại.

Ông Hữu Trung cho biết: “Vui nhất là khi đi lưu diễn, bà con được thưởng thức những bài hát tân nhạc bằng nhạc sống đủ các thể loại nhộn nhịp, sôi động, đi đến đâu bà con cũng hào hứng, sôi nổi ủng hộ. Mỗi tiết mục mang lại nguồn cảm hứng khác nhau”.

Bên cạnh việc phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh nhà, đoàn còn di chuyển đến vùng sâu, vùng xa phục vụ đồng bào Khmer, nhất là những dịp lễ, Tết. Các tiết mục được dàn dựng công phu, gần gũi với đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán, mang hơi thở cuộc sống với các vấn đề nóng trong xã hội như tuyên truyền về an toàn giao thông, an toàn lao động, bình đẳng giới, xây dựng nông thôn mới… hay biểu diễn các vở kịch tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết, các bệnh xã hội…

Còn nhiều trăn trở

Mặc dù đã “cháy” hết mình vì nghệ thuật nhưng đoàn đang đối diện với nhiều khó khăn, trước hết là về biên chế chưa đáp ứng được nhu cầu chung. Do đặc thù là đoàn nghệ thuật biểu diễn nên số lượng diễn viên cũng như nhạc công, biên đạo, đạo diễn... phải tương đồng. Tuy nhiên, hiện nay đoàn chỉ được 14 biên chế; 3 hợp đồng theo Nghị định 68; 19 hợp đồng lao động, một con số rất hạn hẹp đối với một đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp. “Chỉ tính riêng bộ phận hành chính, kế toán, lãnh đạo đã hết 7/14 biên chế nên hầu như diễn viên, nhạc công đều làm việc theo hợp đồng lao động”, ông Trung trải lòng.

 Tiết mục múa của Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Cà Mau phục vụ ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong khi đó, chế độ, chính sách đãi ngộ dành cho diễn viên còn rất thấp. Với mức lương tầm 2,8 triệu đồng/tháng và 30% hỗ trợ đặc thù, 15% tiền lương thanh sắc cộng với tiền bồi dưỡng khi diễn tuỳ theo hạng A, B, C, anh em diễn viên nhạc công trong đoàn sống khá chật vật khi tự bươn chải lo cho cuộc sống.

Do đa phần các diễn viên đến từ các tỉnh ngoài như: Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu... nên phải tự túc về chỗ ở vì đoàn chưa có nhà ở cho diễn viên. Mọi khoảng trống nơi làm việc được tận dụng tối đa để làm chỗ nghỉ ngơi, rồi việc ăn uống, đi lại cũng phải “tự thân vận động” nên chỉ ai yêu nghề lắm mới bám trụ được.

Khó khăn là vậy, nhưng khi được hỏi về vấn đề có làm thêm, hoặc nghề “tay trái” để kiếm thêm thu nhập thì hầu như đều nhận được cái vẫy tay hoặc lắc đầu. Anh Thạch Sol Khol, diễn viên trong đoàn, cho biết: “Ngoài thời gian biểu diễn chúng tôi còn phải tranh thủ tập dượt những tiết mục mới nên ít có thời gian để đi làm thêm. Nếu có điều kiện làm thêm thì cũng khó chọn một nghề tay trái phù hợp”.

Bên cạnh khó khăn về cuộc sống mưu sinh, đoàn còn đối diện với khó khăn mới. Đó là hiện nay, nghệ thuật cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer đang đứng trước những thách thức của nhiều loại hình nghệ thuật của các nước mới du nhập vào Việt Nam.

Ông Hữu Trung cho biết: “Sau năm 1986, tại Cà Mau có 5 đoàn biểu diễn văn nghệ Khmer từng tồn tại, ở huyện Thới Bình có 4 đoàn, huyện Trần Văn Thời 1 đoàn, nhưng đến nay đã không còn nữa. Một trong những nguyên nhân không duy trì được các đoàn nghệ thuật quần chúng như đã qua là do nguồn nhân lực thiếu hụt, không có kinh phí hoạt động, sự quan tâm hỗ trợ của các địa phương chưa thoả đáng”.

Dù khó khăn, thách thức vẫn còn ở phía trước, nhưng với niềm đam mê giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, nhất là những loại hình văn hoá nghệ thuật đặc sắc, đoàn sẽ tiếp tục cống hiến đến từng vùng đồng bào dân tộc, nâng cao nghiệp vụ, khả năng biểu diễn theo hướng chuyên nghiệp. Đặc biệt, thực hiện tốt chức năng cổ động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh./.

Yến Nhi

Sắp tới, nhân sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Cà Mau sẽ xây dựng chương trình chào mừng hoành tráng. Lần đầu tiên trên sân khấu tại tỉnh nhà, các nghệ sĩ của đoàn sẽ biểu diễn tiết mục hát song ngữ để thể hiện nét tinh hoa văn hoá dân tộc, cũng như tình hữu nghị giữa 2 nước trong nhiều năm.

 

推荐内容