【ket qua bong đa.net】Nguy cơ bùng nổ lạm phát vẫn rất lớn
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:07:43 评论数:
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), trong quý 2-2016, lạm phát toàn phần đã cao hơn lạm phát cơ bản (chỉ số đo mức lạm phát loại trừ đi một số mặt hàng dễ thay đổi giá như lương thực và năng lượng, thể hiện sự thay đổi mức giá mang tính chất lâu dài) cho thấy sự gia tăng mạnh trong chı̉ số giá các nhóm hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng và do Nhà nước quản lý.
Theo đó, trong khi lạm phát cơ bản vẫn duy trı̀ ở mức 1,8%, lạm phát toàn phần đã vượt 2% và đạt 2,35% trong tháng 6. VEPR cho rằng, lạm phát tăng nhanh không chı̉ do yếu tố điều chı̉nh giá của Nhà nước, mà còn bởi sự hồi phục của giá hàng hóa trên thế giới.
Trước diễn biến này, Thủ tướng Chính phủ đã chı̉ đạo không tăng giá bán lẻ điện trong năm 2016 và phı́ BOT; đồng thời điều chı̉nh giá dịch vụ y tế có lộ trı̀nh, bước đi phù hợp và không điều chı̉nh đồng loạt trên 63 tı̉nh thành để tránh bùng nổ lạm phát.
Mặc dù vậy, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho rằng, nguy cơ lạm phát tăng trở lại vẫn còn rất lớn bởi giá dầu và hàng hóa cơ bản khác đã thoát khỏi đáy và đang trong xu hướng tăng trở lại. Đây có thể sẽ là nhân tố ảnh hưởng chı́nh tới chı̉ số giá tiêu dùng trong nước nửa cuối năm nay.
Bên cạnh đó, giá điện có thể chưa tăng nhưng những dịch vụ khác như y tế và giáo dục nhiều khả năng sẽ tăng trong nửa cuối năm theo lộ trı̀nh đã đề ra. Điều này sẽ tạo áp lực không nhỏ lên lạm phát trong thời gian tới.
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, công tác điều hành giá cả vẫn gặp một số rủi ro, sức ép trong nửa cuối năm 2016.
Thứ nhất, lộ trình tăng giá các mặt hàng và dịch vụ do nhà nước quản lý giá, đặc biệt là giá dịch vụ y tế và học phí, tiếp tục được thực hiện. Quan trọng hơn, việc thực hiện tăng giá này không được giải trình đầy đủ, chưa giúp người dân cảm nhận rõ ràng về việc gia tăng chất lượng dịch vụ tương ứng.
Thứ hai, mặt bằng lãi suất trong nước khó giảm tiếp do yêu cầu tiếp tục phát hành Trái phiếu Chính phủ.
Thứ ba, biến động dòng vốn nước ngoài và thị trường tài chính quốc tế có thể kéo theo nhiều phản ứng khó lường của các nền kinh tế chủ chốt (về lãi suất, tỷ giá, v.v.) và có thể gây áp lực đối với việc điều hành giá cả, tỷ giá ở Việt Nam.
Đánh giá chung, báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng mức tăng giá trong 6 tháng đầu năm (2,35%) còn thấp hơn so với mục tiêu cả năm (dưới 5%). Khả năng hoàn thành mục tiêu lạm phát là không nhỏ.
Tuy nhiên, lạm phát kỳ vọng 6 tháng cuối năm và cả năm 2016 vẫn ở mức cao, khoảng 6-7%. Trong chừng mực ấy, việc điều hành giá cả cần tiếp tục thận trọng, đặc biệt là cần sự phối hợp khi thực hiện các mục tiêu chính sách khác (như phát hành trái phiếu Chính phủ, tăng giá dịch vụ y tế và học phí).