【kèo nhá cái】Nở rộ mô hình sản xuất hiệu quả
Thời gian qua,ởrộmhnhsảnxuấthiệuquảkèo nhá cái thị xã Long Mỹ luôn quan tâm xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả dựa trên đặc thù của địa phương. Những mô hình này đã dần giúp người dân cải thiện cuộc sống.
Mô hình trồng rau trong nhà lưới giúp ông Bi nhẹ công chăm sóc và có nguồn thu nhập ổn định hàng ngày.
Mô hình trồng nấm rơm trong nhà thuộc dự án “Xây dựng một số mô hình sản xuất theo chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm” do Trạm Khuyến nông thị xã Long Mỹ phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện tại xã Long Phú. Mô hình vừa kiểm soát được môi trường, nấm dại và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng, ít tốn công, tạo ra sản phẩm an toàn và được liên kết theo chuỗi giá trị bao tiêu toàn bộ sản phẩm làm ra.
Ông Nguyễn Văn Lâm, ở ấp Long Hòa 1, xã Long Phú, hộ thực hiện mô hình, cho biết: “Hồi trước, tôi chỉ biết trồng nấm rơm ngoài trời, khi mưa, nắng không kiểm soát được yếu tố thời tiết nên dễ dẫn đến tình trạng thất mùa. Bây giờ, trồng theo mô hình trong nhà giúp tôi kiểm soát được các điều kiện của môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm, giúp nấm phát triển tốt hơn và chủ động được thời gian thu hoạch. Hiện nay, rơm được ủ chín và cấy meo sẵn thành dạng Compost (hỗn hợp) giúp nông dân tiết kiệm được thời gian, công lao động”.
Mô hình trồng nấm rơm trong nhà còn giúp ông Lâm tận dụng được nguồn phụ phẩm trong canh tác lúa để tăng thêm thu nhập. Sản phẩm làm ra được an toàn hơn để phục vụ người tiêu dùng và hướng đến việc canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững, an toàn. Ngoài ra, khi tham gia mô hình, ông còn được tập huấn về kỹ thuật, được hỗ trợ 50% giá trị nhà trồng nấm và sản phẩm nấm làm ra được công ty bao tiêu với giá từ 45.000-50.000 đồng/kg. Ông Lâm cho biết thêm: “Làm theo kiểu mô hình này tôi còn biết sử dụng công nghệ mới. Đó là dùng bộ cảm ứng giúp kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm không khí dựa trên thông số chính xác đo được trực tuyến 24/24 giờ. Từ đó, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất từ tác động của môi trường như nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, thiếu ánh sáng, nồng độ khí CO2 cao”.
Bên cạnh nấm rơm, việc đưa rau màu xuống ruộng cũng góp phần phá thế độc canh cây lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thay vì trồng lúa 2-3 vụ/năm như trước thì giờ nhiều nông dân chọn luân canh 1 vụ lúa và 2-3 vụ rau màu. Các loại rau màu được nông dân trồng phổ biến như: dưa leo, khổ qua, đậu bắp và một số loại rau ăn lá khác, tập trung nhiều ở khu vực 6 và khu vực 5, phường Thuận An. Ông Nguyễn Văn Được, ở khu vực 6, phường Thuận An, cho biết: “Nhờ hệ thống đê bao được xây dựng, bảo vệ chắc chắn nên tôi canh tác được rau màu trên nền đất ruộng. Nhờ chuyển đổi cây trồng, luân canh rau màu trên nền đất ruộng mà kinh tế gia đình đã khấm khá hơn. Với 2 công đất, gia đình tôi đạt lợi nhuận từ 12-15 triệu đồng/vụ/năm từ trồng khổ qua và dưa leo”.
Mô hình trồng rau thủy canh trong nhà lưới ở thị xã Long Mỹ cũng được bà con phát triển. Mô hình xuất hiện đầu tiên tại nhà một nông hộ ở ấp 5, xã Long Trị A với diện tích 50m2 của chị Nguyễn Thị Bích Tuyền. Chị Tuyền cho biết: “Bây giờ, nhu cầu thực phẩm cao nên người dân trồng rau nhiều, sâu bệnh cũng không ít nên rau bị phun thuốc nhiều. Nghĩ thế nên tôi đã tự mình trồng rau để đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình mình”. Vườn rau của chị đủ các loại như cải thìa, cải xà lách tím, cải rổ, dưa leo… không những đủ cung cấp rau sạch cho gia đình mà còn có thể bán cho bà con trong khu vực với số lượng trung bình 10kg/ngày. Giá bán từ 25.000-50.000 đồng/kg nên cũng đủ để chị trang trải chi phí trong sinh hoạt.
Nhận thấy hiệu quả của mô hình, Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông thị xã và Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp thực hiện điểm trình diễn trồng rau thủy canh trong nhà lưới tại phường Thuận An. Mô hình có quy mô 300m2 tại hộ ông Nguyễn Văn Bi, ở khu vực 5. Với mô hình này, ông Bi rất nhẹ công chăm sóc vì không phải tưới rau hàng ngày do sử dụng hệ thống tưới đối lưu tuần hoàn. Chất dinh dưỡng hòa trong nước được tự động di chuyển đem dinh dưỡng đến nuôi rễ cây. Xung quanh mô hình rau thì được bao nhà lưới rất chắc chắn, không để côn trùng, sâu hại xâm nhập gây bệnh. Ông Bi cho biết: “5 năm trước, tôi đã trồng rau ăn lá nhưng vì mưa nắng làm ảnh hưởng năng suất rau nên tôi đã che lưới bên trên, tuy nhiên sâu hại vẫn tấn công. Nhờ các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nên tôi mạnh dạn phối hợp với thị xã đầu tư đối ứng dàn khung nhà lưới gần 10 triệu đồng. Không ngờ, chỉ mới trồng chưa được một tháng nhưng tôi thấy mô hình hiệu quả lắm. Rau mau lớn mà không cần bỏ công tưới hàng ngày và không phải xịt thuốc trừ sâu, rất nhẹ công chăm sóc”.
Với hiệu quả của mô hình mang lại cho thấy việc chuyển đổi cây trồng đúng hướng, ứng dụng những mô hình mới, sản xuất theo công nghệ hiện đại của bà con nông dân thị xã Long Mỹ đã mở ra triển vọng chuyển dịch tích cực trong cơ cấu nông nghiệp tại địa phương. Đây cũng là tiền đề và giải pháp thiết thực giúp người dân có công ăn việc làm và đẩy mạnh kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Bài, ảnh: TRÚC LINH
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/277b298909.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。