【cúp c2 hôm nay】Doanh nghiệp "chạy làng"

时间:2025-01-26 02:00:15 来源:Empire777

doanh nghiep quotchay langquot hai quan mac no

Kiểm tra xe gắn máy NK tại Chi cục Hải quan Biên Hòa- Cục Hải quan Đồng Nai

Khi các ngân hàng thực hiện bán tài sản thế chấp để thu hồi vốn,ệpampquotchạylàcúp c2 hôm nay cơ quan Hải quan gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ thuế, nợ phạt. Nhiều trường họp không thu hồi được do số tiền bán tài sản không đủ trả tiền nợ có bảo đảm của ngân hàng. Theo Cục Hải quan Đồng Nai, điển hình của dạng này là các DN lâm vào tình trạng giải thể, phá sản hoặc chủ DN bỏ trốn.

Đối với trường hợp DN giải thể, căn cứ theo điều 157, 158 Luật Doanh nghiệp, việc giải thể DN phải thực hiện theo trình tự quy định. Theo đó, DN phải thông báo và gửi quyết định giải thể cho cơ quan đăng ký kinh doanh, các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. DN chỉ được giải thế khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Cục Hải quan Đồng Nai cho biết, trên thực tế phát sinh nhiều trường hợp DN không thực hiện thủ tục giải thể theo quy định mà tự giải thể, không thông báo đến cơ quan Hải quan cũng như các cơ quan có liên quan khác. Khi cơ quan Hải quan phát hiện thì DN đã tự giải thể, không còn hoạt động, tài sản không còn hoặc còn nhưng đã thế chấp tại ngân hàng và cũng không đủ để thanh toán tiền vay, nợ thuế hải quan, thuế nội địa…

Đối với trường hợp DN phá sản, theo quy định của Luật Phá sản, khi chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN được Tòa án thụ lý thì toàn bộ việc thanh lý tài sản của DN để giải quyết các khoản nợ sẽ do Tòa án thực hiện.

Đối với trường hợp DN thế chấp tài sản cho ngân hàng, sau đó không có khả năng trả nợ thì khi bán đấu giá để thu hồi nợ ngân hàng được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản theo quy định tại Điều 351 Bộ Luật Dân sự và điều 35 Luật Phá sản.

Tuy nhiên, theo Cục Hải quan Đồng Nai, mọi việc không đơn giản. Đối với tài sản là máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu NK miễn thuế DN đem thế chấp ngân hàng nếu áp dụng các quy định trên là không phù hợp. Vì theo quy định của pháp luật thì các loại hàng hóa này khi thay đổi mục đích sử dụng người nộp thuế có trách nhiệm phải kê khai, nộp số tiền thuế, tiền phạt với cơ quan Hải quan.

Do đó, trường hợp DN đem các tài sản thế chấp ngân hàng sau đó không có khả năng trả nợ hoặc chủ DN bỏ trốn thì ngân hàng có trách nhiệm nộp thay số tiền thuế, tiền phạt phát sinh khi thanh lý (thay đổi mục đích sử dụng) những tài sản này.

Trường hợp tiền bán tài sản không đủ để trả nợ ngân hàng và nợ thuế thì phải xem xét tỉ lệ phân chia hợp lý để thanh toán một phần nợ thuế chứ không thể ưu tiên thanh toán hết cho ngân hàng từ tiền bán tài sản thế chấp là máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu NK miễn thuế.

Từ thực tế trên, Cục Hải quan Đồng Nai kiến nghị Tổng cục Hải quan nghiên cứu, báo cáo Bộ Tài chính có hướng xử lý nhằm tránh phát sinh nợ cấu cho cơ quan Hải quan.

Đăng Nguyên

推荐内容