TheìnhhìnhUkraineTổngthốngUkrainetincuộcđàmphánvớitổngthốngPutinsẽkhôngdễdàalectico vso tin tức mới nhất trên Reuters, thông tin từ điện Kremlin cho biết tổng thống Putin và tổng thống Poroshenko rất có khả năng sẽ tham gia các cuộc hội đàm bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu tại Milan vào ngày 16 – 17/10. Trả lời phỏng vấn trên báo chí về điều này, dù cho rằng các cuộc đàm phán dự kiến vào tuần tới với tổng thống Nga Putin sẽ không hề dễ dàng, tổng thống Ukraine Petro Poroshenko vẫn khẳng định Moscow đóng một vai trò quan trọng trong việc lập lại hòa bình, ổn định ở Ukraine. Tổng thống Ukraine và Tổng thống Nga trong cuộc gặp ở Minsk hồi tháng 8. Ảnh AFP“Tôi không hi vọng các cuộc đàm phán sẽ quá dễ dàng, thuận lợi. Tôi đã quen với điều này và đã từng có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc đàm phán ngoại giao căng thẳng và đầy tính cân não. Tuy nhiên, xét cho cùng, tôi vẫn là một người lạc quan. Câu hỏi chủ chốt quan trọng nhất là về vấn đề hòa bình ở Ukraine. Rõ ràng là không thể quá kỳ vọng vào vai trò của Nga trong kế hoạch xoa dịu tình hình Ukraine đang căng thẳng. Và do đó, hiện chúng tôi sẽ tiến tới thực hiện các hành động cụ thể thay vì chỉ tuyên bố suông”, tổng thống Poroshenko nói. Ngoài ra, theo lời ông Poroshenko nhiều khả năng một số lãnh đạo châu Âu cũng sẽ góp mặt trong buổi hội đàm giữa ông và tổng thống Putin. Giới chuyên gia dự đoán, có lẽ cuộc đàm phán mới này sẽ được tổ chức theo phong cách buổi tọa đàm tại Pháp vào hồi tháng 6 giữa người lãnh đạo 4 nước Nga, Ukraine, Pháp và Đức. Bên cạnh đó, tổng thống Poroshenko cũng bày tỏ hi vọng sẽ đạt được “bước tiến đáng chú ý” trong việc giải quyết tranh chấp lâu nay về giá khí đốt với Nga tại buổi hội đàm sắp tới tại Milan. Theo đó, tổng thống Ukraine quả quyết sẽ sớm giải quyết vấn đề khí đốt vì các đề xuất của nước này là vô cùng rõ ràng, chính xác và công bằng. Tổng thống Ukraine hi vọng sẽ sớm giải quyết triệt để vấn đề khí đốt. Ảnh minh họaKể từ cuộc bầu cử tổng thống Ukraine vào tháng 5 đến này, người đứng đầu 2 nước Nga – Ukraine mới chỉ gặp mặt 2 lần, lần đầu tiên ở Normandy (Pháp) nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày quân đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandy trong Chiến tranh thế giới thứ hai và lần thứ hai là tại thủ đô Minsk (Belarus) để thỏa thuận về một lệnh ngừng bắn ở miền đông Ukraine. Được biết, Nga đã cắt nguồn cung cấp khí đốt tới Ukraine từ tháng 6 vì tổng hóa đơn chưa thanh toán đã lên tới hơn 5 tỉ USD. Hành động này của Nga đã đẩy Ukraine tới nguy cơ đối mặt với việc thiếu khí đốt cho mùa đông này nếu không sớm giải quyết được các khoản nợ nần. Trong trường hợp xấu nhất, rất có thể nguồn cung cấp khí đốt tới châu Âu sẽ một lần rơi vào khủng hoảng như những gì từng xảy ra vào năm 2006 và 2009. Từ sau thỏa thuận ngừng bắn ngày 5/9 – kết quả từ lần gặp mặt thứ hai giữa tổng thống Putin và tổng thống Poroshenko, xung đột vẫn nổ ra liên tiếp ở miền đông Ukraine với số người thương vong ngày một tăng, đặc biệt là khu vực xung quanh sân bay Donetsk. Theo số liệu thống kê mới nhất của Liên Hợp Quốc, đã có hơn 3.660 người chết trong cuộc nội chiến Ukraine. Cuộc đàm phán giữa Putin – Poroshenko có thể sẽ xoa dịu tình hình Ukraine hiện nay. Ảnh minh họaTrước đó, chính quyền Kiev và các nước phương Tây đã không ít lần lên tiếng buộc tội Moscow cung cấp vũ khí và binh sĩ cho lực lượng quân ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine. Tuy nhiên, phía Nga luôn phủ nhận những cáo buộc trên dù tuyên bố nước này có quyền bảo vệ lợi ích của đa số người dân nói tiếng Nga ở khu vực xảy ra giao tranh. Vì lý do này, EU và Mỹ đã tiến hành nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế lên Nga trong khi Moscow cũng áp đặt lệnh cấm nhập khẩu hầu hết các mặt hàng thực phẩm phương Tây. Trong một diễn biến khác, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ có thể cùng thảo luận về tình hình Ukraine trong một cuộc họp tại Paris vào ngày 14/10. Minh Thùy Tình hình Ukraine: Quân ly khai tái tổ chức tấn công sân bay Donetsk |