【mu với brighton】Phía sau sự bình lặng trên tuyến biên giới An Giang

phia sau su binh lang tren tuyen bien gioi an giang

Lực lượng Hải quan An Giang bắt giữ vụ buôn lậu lúa qua biên giới (vụ việc đã bị khởi tố hình sự)​​​.

Tiềm ẩn nhiều phức tạp

Trong trong quý I/2018,íasausựbìnhlặngtrêntuyếnbiêngiớmu với brighton lực lượng chức năng tỉnh An Giang đã kiểm tra, phát hiện 820 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, trị giá hàng hóa vi phạm 10,42 tỷ đồng, xử lý hình sự 6 vụ với 9 bị can. Trong đó, có khoảng 400.000 gói thuốc lá ngoại nhập lậu, khoảng 80 tấn đường và nhiều hàng hóa khác.

Chúng tôi đến làm việc tại một chốt kiểm soát của lực lượng Cảnh sát Kinh tế ngay cầu An Phú, nối từ huyện An Phú và TP. Châu Đốc khi các cán bộ chiến sỹ ở đây vừa bắt giữ một vụ tập kết xe gắn máy nhập lậu các loại với tang vật là 4 chiếc xe đắt tiền, trị giá hàng trăm triệu đồng đang được đưa về để xác minh, làm rõ. Một chiến sỹ Công an trực tiếp tham gia phá án cho biết, do lực lượng Công an quá mỏng nên các đối tượng đã nhanh chân tẩu tán trước một số xe gắn máy loại đắt tiền. Nhận định ban đầu đây có thể là xe được nhập lậu từ Campuchia về, tìm cách hợp thức hóa giấy tờ để bán. Trung tá Nguyễn Đăng Khoa, Phó trưởng phòng PC 46- Công an tỉnh An Giang cho biết: “Công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tại khu vực biên giới luôn đặt trong tình trạng sẵn sàng, không thể lơ là bất cứ lúc nào vì hoạt động buôn lậu tại khu vực này mặc dù được kiềm chế nhưng luôn diễn biến phức tạp, nhất là 2 mặt hàng đường và thuốc lá ngoại nhập lậu ”.

Trong lúc trao đổi thì Trung tá Khoa phải luôn chỉ đạo các chiến sỹ Công an xử lý vụ xe gắn máy và vụ bắt giữ đường nhập lậu tối hôm trước tại khu vực ấp Bà Đen, xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Lực lượng Chống buôn lậu- PC46 đã kiểm tra xe tải mang biển số 65K-3361 do tài xế Nguyễn Duy Phương, sinh năm 1983, ngụ phường Vĩnh Ngươn, TP. Châu Đốc điều khiển, chở theo 160 bao đường cát không có chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Đối với đường cát Thái Lan, lợi dụng việc các cơ quan giám định không đủ điều kiện để kết luận đường cát nhập lậu là đường cát Thái Lan và việc cho phép các doanh nghiệp được sang chiết, pha trộn, đóng gói ngay tại cơ sở nên các đối tượng sử dụng hóa đơn GTGT của các doanh nghiệp có chức năng sang chiết, pha trộn đường hoặc hồ sơ mua hàng tịch thu hóa giá của Nhà nước để hợp thức hóa hàng nhập lậu nên các đối tượng đã lợi dụng triệt để để buôn lậu.

Trao đổi với lực lượng Hải quan, ông Lý Việt Thái, Trưởng phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm- Cục Hải quan An Giang cho biết: “Cục Hải quan An Giang gặp không ít khó khăn trong bắt giữ và xử lý buôn lậu do lực lượng mỏng”.

Chúng tôi đã đến tìm hiểu cụ thể công tác chống buôn lậu tại biên giới Khánh Bình thì cũng là lúc Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình Thái Văn Liêm vừa ký quyết định khởi tố vụ án buôn lậu hơn 75 tấn lúa qua biên giới, chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra- Công an huyện An Phú tiếp tục điều tra xử lý theo thẩm quyền. Vụ việc bị Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình bắt giữ vào tháng 2/2018 khi đơn vị phối hợp cùng Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Bắc Đai theo dõi, kiểm tra phương tiện thủy mang số hiệu AG-11875 phát hiện đang chở trên 75 tấn lúa tươi, không có chứng từ nguồn gốc chứng minh hợp pháp. Và qua các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng Hải quan An Giang đã xác định hành vi của các đối tượng có liên quan cũng như bản chất vụ việc, trị giá hàng hóa có đủ yếu tố hình sự, sau khi trao đổi với cơ quan chức năng có liên quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình đã ký quyết định khởi tố vụ án nói trên.

phia sau su binh lang tren tuyen bien gioi an giang

Đường lậu do Công an An Giang bắt giữ

Khó xử lý đối tượng tiếp tay

Đại tá Lý Kế Tùng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, hiện nay lực lượng canh đường được các chủ hàng “rải” ngày càng dày đặc, hoạt động rất tinh vi. Theo Đại tá Tùng, các chủ đầu nậu hoặc chủ hàng hiện nay trả từ 150 ngàn đến 200 ngàn/ngày để các đối tượng canh đường đeo bám lực lượng chống buôn lậu. Họ chỉ cần nhá máy, ra dấu hiệu nhá đèn hay nhiều hành động tín hiệu khác khi phát hiện lực lượng chống buôn lậu là cửu vạn đã nhận biết được và trốn tránh. Lực lượng chống buôn lậu mỏng, số đối tượng canh coi đường thì đông nên bọn chúng biết mặt và bám theo rất chặt chẽ, kể cả lúc sinh hoạt đời thường nên công tác trinh sát cũng như đấu tranh gặp nhiều khó khăn. Những hành vi của các đối tượng này không đủ cơ sở để các cơ quan chức năng xử lý nên họ hoạt động công khai, rầm rộ.

Liên quan đến công tác chống buôn lậu, theo các lực lượng chức năng, các đối tượng cầm đầu tổ chức đường dây buôn lậu rất chặt chẽ, họ không trực tiếp thực hiện mà thuê người làm thay, chủ yếu là dùng lợi ích kinh tế để thu hút và gắn chặt họ vào đường dây. Một số đối tượng đã có tiền án, tiền sự nên có nhiều kinh nghiệm đối phó với lực lượng chức năng. Một vấn đề cũng rất nan giải là đối tượng tham gia vận chuyển hàng lậu, hàng cấm hầu hết là người không có nghề nghiệp ổn định, ở đủ các độ tuổi, hoàn cảnh kinh tế nghèo khó, lấy hoạt động vận chuyển thuê hàng lậu, hàng cấm làm nguồn thu nhập chính trong gia đình. Một số đối tượng là người thân hoặc chịu ơn của các đối tượng cầm đầu, sẵn sàng nhận tội thay chúng nên việc bắt giữ và xử lý rất khó khăn.

Hiện nay, mức xử phạt đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá rất cao, tạo được tính răn đe, nhất là đối với số đối tượng vi phạm có điều kiện kinh tế khá. Tuy nhiên, mức phạt này áp dụng đối với số đối tượng nghèo khó lấy hoạt động vận chuyển thuê hàng ngày để sinh sống thì không mang tính khả thi. Hiện nay, còn nhiều đối tượng chưa chấp hành quyết định xử phạt hành chính vì không có tiền, tài sản gì cả. Do vậy, khó khăn vẫn còn luôn chồng chất trong công tác chống buôn lậu tại An Giang.

Cúp C2
上一篇:Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
下一篇:Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?