Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng vừa có buổi làm việc với Đại sứ và đại diện Đại sứ quán 11 nước tham gia TPP |
Tại buổi làm việc,ẽcócơchếgặpgỡđịnhkỳgiữaBộCôngThươngvớiĐạisứcácnướkết quả fc seoul các vị Đại sứ và đại diện Đại sứ quán của 11 nước đã nêu những vấn đề quan tâm khi phối hợp với Việt Nam trong thực hiện các cam kết trong TPP. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius cho rằng, Hoa Kỳ mong muốn có một cơ chế phối hợp tốt nhất giữa các nước thành viên, để các nước mạnh có thể giúp đỡ các nước yếu hơn đạt được những mong muốn như trong TPP. Ông tin rằng, các thủ tục phê duyệt TPP tại Hoa Kỳ sẽ được hoàn tất trong năm 2016.
Đại sứ New Zealand Haike Manning cũng bày tỏ mong muốn làm sao để các nước tham gia TPP đều thu được lợi ích từ TPP. "Bởi chúng ta đang là những đối tác kinh tế của nhau. Hiện có nhiều việc phải làm, từ nay đến thời điểm Hiệp định có hiệu lực. Chúng tôi không đòi hỏi VN quá cao hay quá khó để thực hiện Hiệp định này. Chúng tôi quan tâm đến những lĩnh vực Việt Nam ưu tiên, hay chính thách thức của Chính phủ Việt Nam trong quá trình thực hiện HĐ này. Chúng ta nên có cơ chế phối hơp thực hiện Hiệp định, quá trình thảo luận phải đem lại hiệu quả và tránh trùng lặp"- ông Haike Manning nói.
Trả lời ý kiến của các đại sứ, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết: Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định hợp tác nhưng TPP là Hiệp định đầu tiên được cơ quan cao nhất của Việt Nam là Ban chấp hành Trung ương đồng ý tham gia đàm phán và thông qua Hiệp định. Sau khi có sự đồng ý của BCH TW thì Chính phủ giao Bộ Công Thương thực hiện việc đàm phán, tham gia ký kết. Sau khi ký xong, Chính phủ sẽ trình Quốc hội phê duyệt Hiệp định. Quốc hội là đơn vị phê chuẩn và quyết định việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các chính sách, quy định, quyết định, nghị định mới phù hợp với TPP. Từ đó, Chính phủ sẽ có chương trình hành động để thực hiện TPP. Ngay sau khi các nước TPP công bố toàn văn Hiệp định vào 5/11/2015, chúng tôi đã có báo cáo trình Quốc hội.
Ưu tiên của Việt Nam hiện nay là, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý, tập trung ưu tiên cho luật pháp về lao động, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đấu thầu đầu tư; ưu tiên tái cấu trúc nền kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện triệt để cải cách thủ tục hành chính, thuận lợi hơn trong thu hút đầu tư từ các nước TPP vào Việt Nam; ưu tiên để nâng cao trách nhiệm nguồn nhân lực; thông tin tuyên truyền làm cho xã hội ủng hộ và thực hiện nghiêm túc các cam kết.
Về cách thức hợp tác và phối hợp giữa Việt Nam và các nước TPP, Bộ trưởng khẳng định, với kinh nghiệm 8 năm gia nhập WTO, Việt Nam luôn là nước thực hiện các cam kết nghiêm túc. “Tôi xin khẳng định tinh thần đó cũng sẽ là hành vi ứng xử của chúng tôi trong TPP”- Bộ trưởng nhấn mạnh.
“Tôi đề nghị có cơ chế, gặp gỡ định kỳ giữa các ngài Đại sứ và Bộ Công Thương, đề xuất những hợp tác và tháo gỡ những khó khăn giữa các nước khi thực thi Hiệp định. Tại đây, chúng ta sẽ trao đổi các vấn đề chung mà các nước cùng quan tâm, còn những vấn đề riêng của từng nước thì có thể chúng ta sẽ gặp song phương” – Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề xuất. Đề xuất này cũng nhanh chóng nhận được sự tán đồng của các Đại sứ.
TPP được dự kiến sẽ ký kết tại New Zealand vào 4/2/2016 tới.