当前位置:首页 > Cúp C1 > 【cúp quốc gia đan mạch】Kiếm bộn tiền nhờ tranh nhái, họa sĩ có kết thảm trên đường phố

【cúp quốc gia đan mạch】Kiếm bộn tiền nhờ tranh nhái, họa sĩ có kết thảm trên đường phố

2025-01-26 00:27:02 [World Cup] 来源:Empire777

Từ nay tới 8/10,ếmbộntiềnnhờtranhnháihọasĩcókếtthảmtrênđườngphốcúp quốc gia đan mạch tại Courtauld Gallery (Anh) sẽ diễn ra triển lãm tranh giả, nhái lại các kiệt tác của những nghệ sĩ nổi tiếng như Sandro Botticelli, Pieter Bruegel the Elder, John Constable… Trưng bày gồm hơn 30 bức tranh cùng một số tác phẩm điêu khắc, trang trí. Người xem được biết về hậu trường tạo ra các tác phẩm giả mạo và sự lừa dối bị phanh phui như thế nào. 

Trong sự kiện kéo dài 3 tháng, một họa sĩ chuyên vẽ tranh đạo nhái cũng được nhắc tới. Đó là Eric Hebborn với cả nghìn bức tranh giả. 

Hebborn thường không vẽ lại những bức có sẵn mà bắt chước phong cách của các danh họa. Ảnh: Artnet

Kiếm 30 triệu USD từ tranh nhái 

Ngày 8/1/1996, người dân Rome (Italy) phát hiện một người đàn ông bị đánh gục trên đường phố. Ông ta được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Không ai rõ nguyên nhân người này bị tấn công. 

Nạn nhân có cái chết bi thảm là Eric Hebborn - người kiếm được tới 30 triệu USD nhờ vẽ nhái tranh của các danh họa. Ngay trước hôm Hebborn gặp nạn, cuốn Sổ tay của kẻ giả mạo nghệ thuậtcủa ông ta, bản tiếng Italy, được phát hành. 

Sinh năm 1934 ở London (Anh), Hebborn trải qua một tuổi thơ sóng gió, bị mẹ đánh liên tục, suýt phải vào trường giáo dưỡng vì phóng hỏa trường học. Tuy nhiên, các giáo viên đã nhanh chóng nhận ra và khuyến khích tài năng hội họa của Hebborn. Năm 15 tuổi, Hebborn có triển lãm tranh đầu tiên. 

Sự nghiệp hội họa của Hebborn tiếp tục nở rộ với nhiều giải thưởng, suất học tại các trường nghệ thuật danh giá ở Anh và Italy. Hebborn bắt đầu quen biết với nhiều người trong giới. Năm 1960, nhà sử gia nghệ thuật Anthony Blunt nhận xét, một vài bức vẽ của Hebborn gợi nhớ họa sĩ người Pháp Nicolas Poussin. Câu nói đó đã gieo mầm cho sự nghiệp mạo danh của Hebborn. 

Các tác phẩm giả đầu tiên của ông ta vẽ bằng bút chì nhái Augustus John. Hebborn và bạn gái khi đó, Graham David Smith, đem bán tranh cho chủ nhà cùng một số phòng trưng bày. Một thời gian sau, hai người chuyển tới định cư ở Italy. 

Một bức tranh sơn dầu được Hebborn vẽ theo phong cách Claude. Ảnh: Daily Mail

Các nhà phê bình đương thời không đánh giá cao tranh của Hebborn. Do đó, ông ta bắt đầu sao chép phong cách của các bậc thầy như Corot, Castiglione, Mantegna, Van Dyck, Poussin, Ghisi, Tiepolo, Rubens, Jan Breughel và Piranesi. 

Những bức tranh nhái phong cách được bán với giá hàng chục nghìn USD thông qua các nhà đấu giá nghệ thuật bao gồm cả hai tên tuổi Christie's và Sotheby's. Hebborn tiết lộ đã bán hàng nghìn bức tranh, bản vẽ và tác phẩm điêu khắc giả. Khoản tiền kiếm được ước tính hơn 30 triệu USD.

Ông ta không chép nguyên xi các tác phẩm đã có mà tạo ra những bức mới theo cách sáng tác của các nghệ sĩ danh tiếng, ký tên của họ và bán. 

Bị phanh phui từ một chi tiết nhỏ 

Năm 1978, Konrad Oberhuber, giám tuyển Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia Mỹ, kiểm tra lại hai bức vẽ mà ông đã mua cho bảo tàng từ nhà buôn danh tiếng Colnaghi. Một bức của Savelli Sperandio và bức kia của Francesco del Cossa. Oberhuber phát hiện hai bản vẽ đã được thực hiện trên cùng một loại giấy.

Ông quyết định thông báo cho các đồng nghiệp trong giới nghệ thuật. Sau đó, Oberhuber tiếp tục tìm ra một bức tranh nhái Cossa khác đã được 3 chuyên gia thẩm định. 

Oberhuber liên hệ với nhà buôn Colnaghi và được biết nguồn gốc của cả 3 tác phẩm giả đều từ Hebborn. 

Sau 18 tháng, nhà buôn Colnaghi mới tiết lộ sự thật với giới truyền thông nhưng sau đó không bao giờ nhắc đến tên Hebborn nữa vì sợ dính líu kiện tụng. 

Trong khi đó, Hebborn tiếp tục tạo ra các tác phẩm giả mạo, thay đổi phong cách một chút để tránh bị lộ. Ông ta sản xuất thêm ít nhất 500 bản vẽ từ năm 1978-1988. Năm 1984, Hebborn thừa nhận một số vụ nhưng cho rằng mình không làm gì sai. 

Hebborn được đánh giá là 'bậc thầy' tranh nhái. Ảnh: Daily Mail

Trong cuốn tự truyện Drawn to Trouble(1991), Hebborn tiếp tục tấn công thế giới nghệ thuật, các nhà phê bình và những người buôn bán tranh. Ông ta nói về khả năng đánh lừa các chuyên gia hám lợi. Hebborn cũng tuyên bố, một số tác phẩm đã được chứng minh là tranh thật nhưng thực ra là hàng nhái do ông ta thực hiện.  

Bộ phim tài liệu Eric Hebborn: Chân dung bậc thầy giả mạo, bao gồm cuộc phỏng vấn kéo dài với Hebborn tại nhà riêng của ông ta ở Italy, được BBC phát sóng vào năm 1991. Cuốn tiểu thuyết Núp bóng bậc thầyxuất bản dựa trên bí ẩn xung quanh cái chết của Eric Hebborn. 

Năm 2014, 236 bức vẽ của Hebborn được bán theo lô với giá từ 100-600 USD. Có những bức được bán với giá cao hơn dự kiến từ 2.800 tới 3.800 USD. 

Sống trong viện tâm thần 46 năm, nghệ sĩ Nhật liên tục có triển lãm choáng ngợp

Sống trong viện tâm thần 46 năm, nghệ sĩ Nhật liên tục có triển lãm choáng ngợp

Gần 50 năm sống trong bệnh viện, Yayoi Kusama vẫn không ngừng có các tác phẩm ấn tượng. Bà từng lọt vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读