当前位置:首页 > Thể thao > 【kết quả trận bóng đá đêm qua】Cuộc đua sít sao chưa từng có

【kết quả trận bóng đá đêm qua】Cuộc đua sít sao chưa từng có

2025-01-10 00:34:46 [Thể thao] 来源:Empire777
Tăng nhiệt cuộc đua Tổng thống Mỹ Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris.

Không ứng cử viên nào có lợi thế rõ ràng

Theo số liệu thăm dò do The Hill và Decision Desk HQ (DDHQ) công bố mới đây, không ứng cử viên nào có cách biệt lớn hơn 2% ở bất kỳ bang nào trong 7 bang chiến trường. Chưa bao giờ có nhiều bang lại có kết quả thăm dò sít sao đến vậy. Tại 3 trong số 7 bang đó - được gọi là “Bức tường Xanh” gồm Michigan, Pennsylvania và Wisconsin - cách biệt giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa là dưới 1%. Gần 70 triệu cư tri Mỹ đã bỏ phiếu sớm, nhưng việc suy đoán kết quả cuối cùng từ các số liệu bỏ phiếu sớm thường không đáng tin cậy. Truyền thông Mỹ nhận định, rất khó dự đoán kết quả của cuộc bầu cử nếu chỉ dựa trên dữ liệu khảo sát số phiếu bầu sớm, bởi có sai số và phụ thuộc vào chính sách vận động cử tri của từng đảng.

Bất kể ai nắm giữ Nhà Trắng sau cuộc bầu cử, nền chính trị Mỹ nhiều khả năng sẽ chứng kiến sự thay đổi trong những năm tới. Tuy nhiên, để giải quyết những thách thức trong chính sách đối nội và đối ngoại, tổng thống tiếp theo của Mỹ vẫn sẽ cần sự ủng hộ của cả hai đảng.

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy cuộc đua đang rất gay cấn và có vẻ ông Trump có một chút lợi thế. Cựu Tổng thống Mỹ đang dẫn trước ở nhiều bang chiến trường hơn đối thủ Harris trong các cuộc thăm dò dư luận mới nhất. Trong cuộc thăm dò của DDHQ, ông Trump dẫn đầu ở 6 bang. Trên các trang web khác, ông dẫn đầu ở 5 bang. Sự chênh lệch bắt nguồn từ Wisconsin, nơi 3 trang web khác cho thấy bà Harris dẫn trước và cuộc thăm dò của DDHQ cho thấy ông Trump dẫn trước.

Năm 2016, ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton đã giành được số phiếu phổ thông nhiều hơn 2% so với đối thủ Donald Trump, nhưng bà vẫn thua chung cuộc. Vì vậy lợi thế của ông Trump vẫn chưa phải là chắc chắn. Dự báo từ DDHQ và FiveThirtyEight cho thấy ông Trump có lần lượt 54% và 51% cơ hội chiến thắng. Hiện tại, có sự chia rẽ rõ ràng giữa “Vành đai Mặt trời” và “Bức tường Xanh” và sự chia rẽ càng trở nên sâu sắc hơn trong những tuần gần đây.

Kết quả thăm dò của DDHQ cho thấy ông Trump có lợi thế lớn nhất trong bất kỳ chiến trường nào ở Arizona, nơi ông dẫn trước 2%. Không xa phía sau là bang Georgia, nơi ông dẫn trước 1,9% và bang North Carolina, nơi ông dẫn trước đối thủ 1,4%. Theo các mô hình dự báo của DDHQ, ông Trump có 65% cơ hội chiến thắng ở Georgia, trong khi ông không có quá 53% cơ hội ở bất kỳ bang nào trong 3 bang “Bức tường Xanh”.

Điều quan trọng là phải tính đến phiếu đại cử tri ở đây. Các cuộc thăm dò của Marist tại các bang chiến trường Michigan và Pennsylvania được công bố vào hôm 1/11 cho thấy bà Harris dẫn trước đối thủ đảng Cộng hòa 2 điểm phần trăm ở mỗi bang, 50% so với 48%. Cuộc thăm dò thứ ba đối với cử tri bang Wisconsin cho thấy Harris dẫn trước 3 điểm phần trăm, 51-48%.

Nếu bà Harris giành chiến thắng ở 3 bang “Bức tường Xanh”, bà sẽ trở thành chủ nhân của Nhà Trắng, ngay cả khi ông Trump chiến thắng ở 4 bang chiến trường khác - miễn là kết quả tại các bang khác vẫn giữ nguyên như cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Trong kịch bản đó, bà Harris sẽ giành chiến thắng với tỷ lệ sít sao nhất có thể là 270 phiếu đại cử tri so với 268 phiếu đại cử tri dành cho ông Trump.

Nỗ lực bứt phá cho chặng đua “nước rút”

Với những lá phiếu bỏ sớm đầu tiên tại một số bang chiến trường quan trọng, hai ứng cử viên đang xúc tiến những nỗ lực cuối cùng để nêu bật chính sách của mình với cử tri, làm rõ quỹ đạo tương lai không chỉ của chính sách đối ngoại mà cả hướng đi của một số vấn đề đối nội quan trọng của nước Mỹ trong 4 năm sắp tới.

Về kinh tế, Phó Tổng thống Harris nhấn mạnh việc kích thích nền kinh tế tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và lĩnh vực sản xuất. Để giảm bớt gánh nặng cho các gia đình, bà tuyên bố sẽ tăng chi tiêu ngân sách cho hỗ trợ chăm sóc trẻ em và giáo dục, cũng như tăng hỗ trợ cho lĩnh vực nhà ở và y tế. Để giảm lạm phát thực phẩm, bà đề xuất cấm tăng giá đột biến đối với thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu. Phó Tổng thống Mỹ cũng đề xuất tăng thuế đối với các tập đoàn và hộ gia đình có thu nhập cao, đồng thời giảm giá thuốc theo toa. Trong khi đó, cựu Tổng thống Trump đề xuất giảm thuế doanh nghiệp đối với sản xuất trong nước, miễn tính thuế với nhiều loại thu nhập và bãi bỏ cơ chế tín dụng thuế năng lượng xanh. Ông tuyên bố sẽ bù đắp những khoản cắt giảm đó nhờ thúc đẩy tăng trưởng và đánh thuế hàng nhập khẩu. Đồng thời, đề xuất mức thuế quan mới 10%-20% đối với hầu hết hàng hóa nước ngoài và mức thuế cao hơn nhiều đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Ông cũng nhấn mạnh sẽ giảm nhập cư bất hợp pháp, vốn là gánh nặng với nền kinh tế Mỹ.

Nhập cư và an ninh biên giới đã trở thành vấn đề then chốt trong kỳ bầu cử năm nay. Cả hai đảng đều thừa nhận thực tế là hệ thống nhập cư của Mỹ đang quá tải và cần được cải cách, song lại chia rẽ về cách giải quyết cuộc khủng hoảng. Ông Trump nhắc lại kế hoạch trục xuất hàng loạt người nhập cư không có giấy tờ và tuyên bố sẽ chấm dứt việc cấp quyền công dân đối với những người sinh ra tại Mỹ có cha mẹ lưu trú bất hợp pháp. Còn bà Harris tuyên bố muốn xây dựng một hệ thống tị nạn giúp bảo vệ biên giới, an toàn và nhân đạo. Bà ủng hộ một cuộc cải cách toàn diện về nhập cư, đẩy nhanh quá trình xử lý đối với những người đến Mỹ bất hợp pháp khi còn là trẻ vị thành niên.

Sau quyết định lật ngược phán quyết “Roe kiện Wade” của Tòa án Tối cao năm 2022, vấn đề phá thai đã trở thành vấn đề hàng đầu trong cuộc bầu cử năm 2024. Phó Tổng thống Harris liên tục nhắc đến lập trường cho phép phụ nữ đưa ra lựa chọn về cơ thể họ và được tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế. Đảng Cộng hòa từ lâu kêu gọi hạn chế phá thai và ủng hộ việc để các bang ra quyết định chứ không phải chính quyền liên bang.

Về đối ngoại, nếu thắng cử, ứng cử viên Dân chủ nhìn chung sẽ duy trì hầu hết các chính sách đối nội và đối ngoại hiện nay vì bà chủ yếu vận động tranh cử dựa trên nền tảng chính sách của chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Bà ủng hộ mạnh mẽ Ukraine và sẽ thúc đẩy cấp thêm viện trợ tài chính và quân sự cho Kiev; mở rộng các biện pháp hạn chế liên quan đến lĩnh vực công nghệ đối với Trung Quốc, nhắm mục tiêu vào các công nghệ tiên tiến hơn cả chất bán dẫn, công nghệ lượng tử và trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ sinh học. Chính quyền của bà Harris cũng sẽ duy trì sự hỗ trợ của Mỹ cho các sáng kiến liên quan đến biến đổi khí hậu trong nước và quốc tế.

Ngược lại, chính quyền Trump 2.0 sẽ dẫn đến những thay đổi đáng kể trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Trọng tâm ưu tiên của ông đối với các vấn đề thương mại quốc tế sẽ là chính sách thuế quan chứ không phải chính sách công nghệ. Mỹ sẽ áp dụng mức thuế mới đối với các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc và thậm chí có thể là cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU); gia hạn chính sách giảm thuế được triển khai vào năm 2017 và hết hạn vào năm 2025.
Ông Trump sẽ giảm sự hỗ trợ cho Ukraine trong nỗ lực nhằm nhanh chóng chấm dứt xung đột với Nga, tìm cách đảo ngược các chính sách của chính quyền Tổng thống Biden về chống biến đổi khí hậu và rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读