【kết quả cúp đức hôm nay】Dịch vụ nghề cưới tất bật trở lại sau nới lỏng giãn cách
Nhiều thợ chụp ảnh cưới tất bật với nghề sau thời gian dài tạm nghỉ
Ngay khi nghe tin chính quyền nới lỏng giãn cách,ịchvụnghềcướitấtbậttrởlạisaunớilỏnggiãncákết quả cúp đức hôm nay cho một số lĩnh vực các hoạt động có điều kiện trở lại, trong đó có tiệc cưới, hỏi, liên hoan, tiệc mừng (phục vụ không quá 50% công suất và chỉ mời khách trong tỉnh), Phan Lân – một thợ chuyên chụp ảnh cưới làm việc ở đường Nguyễn Sinh Cung, TP. Huế tỏ ra vui mừng.
Lân nói ngay: “Những ngày tới sẽ rất bận bởi có nhiều tiệc cưới được tổ chức. Hầu hết các tiệc này phải huỷ vào giờ chót khi tỉnh ban hành quy định để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trước đó. Huỷ tiệc, việc chụp cũng huỷ theo. Nay được cưới, mình lại bận rộn hơn”.
Thời gian dài vừa qua, thợ ảnh như Lân đứng ngồi không yên khi thu nhập bị ảnh hưởng, trong khi tiền mặt bằng vẫn phải trả nhưng không có nguồn thu bởi các sự kiện đã nhận trước đó phải tạm ngưng. Nếu như thời điểm chưa có quy định siết chặt, hạn chế tập trung đông người, Lân thường nhận chụp 5-10 tiệc, chưa kể chụp dã ngoại, phim trường. Thời điểm không được tập trung đông người, anh thợ ảnh này gần như ở nhà.
Hay tin tiệc cưới được tổ chức, rất nhiều cặp đôi đặt show trước đó lập tức liên hệ lại với Lân đặt lịch. “Trong một ngày có 5 cặp đôi đặt lịch chụp từ ảnh ngoại cảnh cho đến tiệc. Cô dâu chú rể háo hức chừng nào thì mình cũng vui chừng đó. Không chỉ quay trở lại với niềm đam mê, công việc còn giúp mình kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống”, Lân nói.
Không riêng thợ ảnh cưới, các dịch vụ kèm theo như cho thuê áo cưới, trang điểm cô dâu… cũng bắt nhịp trở lại. Nhiều tiệm còn vui mừng thông báo giảm giá, khuyến mãi. Anh Hồ Trí, chủ một cửa tiệm áo cưới ở đường Phạm Văn Đồng dí dỏm: “Nghỉ tết dài quá. Chờ ngày này rất lâu rồi”.
Anh Trí cho biết, sau thời gian siết chặt, kinh tế khó khăn, anh quyết định giảm 1 triệu đồng cho một số gói dịch vụ. “Mong rằng dịch sẽ được đẩy lùi để nhiều đôi hẹn ước nên duyên vợ chồng và những người làm nghề phục vụ các cặp đôi cũng được vui lây”, anh Trí hài hước.
Cặp đôi Ngọc Hoài – Ngọc Hà (cùng 26 tuổi, ở Phú Vang) cũng chớp cơ hội liên hệ thợ ảnh, trang điểm và đặt mâm lễ vì tâm niệm ngày trọng đại, đời chỉ có một lần nên muốn tổ chức… tới nơi, tới chốn. “Giờ dịch đã tạm yên, hai đứa đã có thể yên tâm đi chụp hình cưới và sẽ mời thợ về chụp lễ, tiệc một cách bài bản để làm kỉ niệm”, Hoài nói.
Nhiều cặp đôi khác cũng lên kế hoạch tổ chức cưới nên các dịch vụ phục vụ lễ cưới cũng nhộn nhịp hơn sau thời gian siết chặt. Những ngày này, ông Phan Hối (Thuỷ Xuân, TP. Huế) – một nghệ nhân chuyên làm đồ lễ cưới hỏi có hôm phải làm 3-4 mâm lễ theo đặt hàng.
Sau thời gian rảnh rỗi, giờ đây công việc của người nghệ nhân tuổi ngoài 60 này lại gấp rút, hối hả như trước đây. Đổi lại, ông xem đây là thời gian làm bù và kiếm thêm thu nhập sau thời gian thất thu. “Nếu không có dịch, tôi có thể kiếm 10 -15 triệu đồng/tháng. Hy vọng dịch được kiểm soát, cuộc sống bình yên trở lại để công việc thuận lợi”, ông Hối ước mong.
Bài, ảnh: Nhật Minh