【kết quả trận southampton】Mô hình tập đoàn tài chính: Cần khung pháp lý để hạn chế rủi ro, thao túng thị trường

  发布时间:2025-01-26 02:29:22   作者:玩站小弟   我要评论
Tập đoàn tài chính cần có một cấu trúc tổ chức và quản lý minh bạch. Ảnh: TLPV: Thưa ông, mô hình tậ kết quả trận southampton。
Mô hình tập đoàn tài chính: Cần khung pháp lý để hạn chế rủi ro, thao túng thị trường
Tập đoàn tài chính cần có một cấu trúc tổ chức và quản lý minh bạch. Ảnh: TL

PV: Thưa ông, mô hình tập đoàn tài chính đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích song cũng đã có không ít hệ lụy. Theo ông, tình trạng này tiềm ẩn rủi ro như thế nào?

Mô hình tập đoàn tài chính: Cần khung pháp lý để hạn chế rủi ro, thao túng thị trường
Ông Phạm Xuân Hòe

Ông Phạm Xuân Hòe:Mô hình tập đoàn tài chính, trong đó thường bao gồm có ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán… cung cấp cùng lúc nhiều dịch vụ tài chính đa dạng cho khách hàng. Bên cạnh những lợi ích đáng kể cho ngân hàng và khách hàng, mô hình này đã bộc lộ những mặt trái với nhiều rủi ro, gây ra các cơn sóng gió lớn cho thị trường tài chính. Trong đó, tiêu biểu nhất là tình trạng “sân sau”, sở hữu chéo xuất phát từ cơ cấu sở hữu phức tạp, thiếu minh bạch. Đồng thời, các tập đoàn, nhóm cổ đông của tập đoàn thường liên quan đến những lĩnh vực có rủi ro rất cao như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… nên rất dễ gây làn sóng đổ vỡ domino trên các thị trường.

Trong khi đó, chúng ta hầu như chưa có quy định pháp luật thống nhất về các tập đoàn tài chính. Như chúng ta đã thấy, hầu như các ngân hàng cổ phần tư nhân, hoặc ngân hàng cổ phần nhà nước đều có công ty con là bảo hiểm và chứng khoán rất đa năng, nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính rủi ro rất lớn, tính minh bạch không rõ ràng nhưng khung khổ pháp lý về hoạt động và chức năng giám sát đang nằm phân tán tại các bộ, ngành chưa có giám sát hợp nhất, chưa có cảnh báo rủi ro đối với hệ thống tài chính. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chính các tập đoàn đó, cho cả thị trường tài chính và nền kinh tế bởi mức độ nhạy cảm và tác động lớn.

PV: Vậy để khắc phục vấn đề này, ông có đề xuất gì về khung pháp lý cho mô hình tập đoàn tài chính hiện nay?

Ông Phạm Xuân Hòe:Tình trạng sở hữu chéo, thao túng, lợi ích nhóm, cho vay sân sau... trong lĩnh vực ngân hàng không phải bây giờ mới có, mà đã xuất hiện từ lâu. Trong khi đó, Luật Các tổ chức tín dụng chưa có biện pháp phòng ngừa. Hiện nay, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đang được trình Quốc hội xem xét. Trong dự thảo này, tôi cho rằng rất cần thiết phải bổ sung nội dung về khung pháp lý cho tập đoàn tài chính.

Theo đó, tôi đề xuất nên sửa lại tên chương IV thành hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD) và tập đoàn tài chính, trong đó thiết kế mục về hoạt động của tập đoàn tài chính, đồng thời trong mục quy định về thanh tra giám sát ngân hàng bổ sung cần có một số điều khoản thanh tra giám sát tập đoàn tài chính thể hiện rõ nguyên tắc về giám sát hợp nhất (chi tiết giao Chính phủ quy định) đối với tập đoàn tài chính.

Cùng với đó, cần có những nội dung quy định về tổ chức, trách nhiệm của ban quản trị đứng đầu tập đoàn tài chính, điều lệ của tập đoàn tài chính. Tập đoàn tài chính cần có một cấu trúc tổ chức và quản lý minh bạch, nhất quán với chiến lược tổng thể và định hướng quản trị rủi ro và được ban quản trị và quản lý cấp cao của công ty đứng đầu hiểu rõ. Các chủ sở hữu lớn, các thành viên ban quản trị, quản lý cấp cao và những người nắm giữ vị trí quan trọng trong một tập đoàn tài chính phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

PV:Bên cạnh những yêu cầu về quản trị, yêu cầu về tài chính thì cần làm rõ những nội dung gì, thưa ông?

Ông Phạm Xuân Hòe: Đây cũng là nội dung rất quan trọng, theo tôi dự thảo luật cần quy định rõ về vốn và thanh khoản, như yêu cầu về vốn tối thiểu; xây dựng các chính sách về vốn tối thiểu, quản lý vốn và thanh khoản… Những dữ liệu, chính sách và kế hoạch về vốn tối thiểu phải được giải trình cho cơ quan quản lý, giám sát. Nếu các tỷ trọng về vốn, doanh thu, lợi nhuận, thanh khoản… của một trong ba lĩnh vực trên không tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tài chính thì cần thiết phải có biện pháp chế tài hoặc chấm dứt hoạt động dưới danh nghĩa tập đoàn.

Các giao dịch nội bộ trong tập đoàn tài chính phải được quản lý bởi cơ quan giám sát và các công ty thành viên trong tập đoàn tài chính phải báo cáo định kỳ cho cơ quan giám sát các giao dịch nội bộ…

PV:Đối với việc thanh tra, giám sát tập đoàn tài chính, có cần có những quy định riêng hay cần quy chế phối hợp như thế nào, thưa ông?

Ông Phạm Xuân Hòe: Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) lần này cần xác định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan giám sát để thực hiện thanh tra, giám sát các tập đoàn tài chính. Theo đó, có thể quy định đối với tập đoàn tài chính do một định chế tài chính đứng đầu thì việc thanh tra, giám sát tập đoàn tài chính sẽ do một trong số các cơ quan giám sát chuyên ngành chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát căn cứ trên mục tiêu hoạt động, chức năng, nhiệm vụ.

Đối với tập đoàn tài chính do một công ty nắm vốn đứng đầu thì việc giám sát phải giao cho cơ quan thanh tra, giám sát chịu trách nhiệm về lĩnh vực tài chính chủ yếu trong tập đoàn.

Chẳng hạn, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng thuộc NHNN chịu trách nhiệm giám sát ở cấp độ tập đoàn/công ty mẹ của tập đoàn đối với: các tập đoàn tài chính do các TCTD đứng đầu; các tập đoàn tài chính do các công ty nắm vốn đứng đầu và tập đoàn đó có hoạt động ngân hàng chiếm trên 50% tính trên tổng tài sản của cả tập đoàn.

Cục Quản lý, giám sát, bảo hiểm và Ủy ban Chứng khoán nhà nước thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm giám sát ở cấp độ tập đoàn đối với: các tập đoàn tài chính do doanh nghiệp bảo hiểm đứng đầu; tập đoàn tài chính do các công ty nắm vốn đứng đầu mà có hoạt động kinh doanh bảo hiểm và chứng khoán chiếm trên 50% tính trên tổng tài sản của cả tập đoàn…

PV: Xin cảm ơn ông!

Làm rõ trách nhiệm thanh tra, giám sát trong các tập đoàn tài chính

Góp ý cho dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Phạm Thị Thanh Mai (đoàn Hà Nội) cho rằng dự thảo cần thiết bổ sung quy định về tập đoàn tài chính, nhóm công ty mẹ, công ty con có tổ chức tín dụng là công ty mẹ.

Đại biểu lý giải, tại Chương VIII Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về nhóm công ty, trong đó có quy định về tập đoàn kinh tế, nhóm công ty nhưng chưa rõ ràng và cụ thể. Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp đặc thù, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung nên cần quy định cụ thể về vấn đề này.

Về mặt thực tiễn, tại Việt Nam đã hình thành một số mô hình tập đoàn tài chính, ngân hàng nhưng chưa có quy định cụ thể điều chỉnh nên khó xác định mức độ sở hữu chéo, rủi ro tập trung và rủi ro lan truyền, các hạn chế về hoạt động trên thực tế.

Bên cạnh đó, tại Chiến lược Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 986 năm 2018 đã quy định hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xác định trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc thanh tra, giám sát các tập đoàn tài chính dưới hình thức công ty mẹ, công ty con, trong đó công ty mẹ là tổ chức tín dụng đầu mối, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Chính phủ xây dựng khuôn khổ pháp lý về tập đoàn tài chính.

相关文章

最新评论