【vua phá lưới ligue 1】Thế giới vất vả chống dịch, Việt Nam bàn cách đón vốn đầu tư chất lượng cao
Như vậy tổng số ca nhiễm Covid-19 trên chuyến bay VN0062 là 34 trường hợp. Tất cả đều được cách ly ngay sau nhập cảnh,n cvua phá lưới ligue 1 không có khả năng lây nhiễm ra cộng đồng. Đến nay Việt Nam có tổng cộng 188 ca nhiễm được cách ly ngay khi nhập cảnh. Hiện còn 49 ca đang được điều trị trên tổng số 328 ca nhiễm Covid-19 ở nước ta.
Liên quan đến bệnh nhân 91, hiện sức khoẻ của bệnh nhân nam phi công người Anh đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã có những dấu hiệu khá hơn, tỷ lệ phục hồi phổi đã lên đến 40%.
Trong buổi làm việc với các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vào sáng nay tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khơi gợi: "Sau đại dịch toàn cầu Covid-19, thế giới khủng hoảng nghiêm trọng. Chúng ta phải làm gì để chủ động phát triển? Chúng ta có quyết sách gì để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?".
Thủ tướng khẳng định, các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam rất quan trọng vì chiếm đến 43% GDP của cả nước. Do đó, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các tỉnh, thành phố đóng góp ý kiến để Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và các bộ, ngành lắng nghe đưa ra quyết sách đúng. Thủ tướng cũng rất muốn nghe ý kiến của các nhà khoa học, các doanh nghiệp để tìm ra định hướng phát triển, chủ trương sát thực tiễn, có cơ sở khoa học, chứ không phải "ở trên trời". Thủ tướng gợi ý, các tỉnh, thành phố vùng kinh tế phía Nam cần phát triển các khu công nghiệp lớn, đô thị thông minh, với nguồn nhân lực chất lượng, hạ tầng tốt để đón thời cơ nguồn vốn đầu tư chất lượng cao đang dịch chuyển vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã cho phép 309 thương nhân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam để thu mua vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), nhưng phải thực hiện cách ly 14 ngày để phòng dịch Covid-19. Hiện tại huyện Lục Ngạn đã chuẩn bị 5 khách sạn, nhà nghỉ để đón các thương nhân Trung Quốc đến mua vải cách ly phòng dịch Covid-19. Sau thời gian cách ly 14 ngày và thực hiện xét nghiệm theo quy định, những thương nhân Trung Quốc sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành cách ly và được giao dịch thu mua vải thiều bình thường tại Bắc Giang.
Hãng tin CNN (Mỹ) ca ngợi cách chống Covid-19 của Việt Nam. Hành động sớm, truy vết kỹ càng, tuyên truyền rộng rãi, là cách Việt Nam chống Covid-19 thành công theo nhận định của hãng tin này. Đất nước 97 triệu dân không ghi nhận một ca tử vong nào do Covid-19 và chỉ có 328 ca nhiễm, dù có đường biên giới dài giáp Trung Quốc và mỗi năm đón tiếp hàng triệu khách du lịch Trung Quốc. Đáng chú ý hơn khi Việt Nam là nước có thu nhập trung bình thấp với hệ thống y tế kém tiên tiến hơn so với nhiều quốc gia khác trong khu vực. Bình quân bác sĩ trên đầu người ở Việt Nam là 8/10.000, bằng một phần ba so với Hàn Quốc, theo Ngân hàng Thế giới (WB).
Ông Anthony D.Salzman - người sáng lập Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ- Việt Nam cho biết, ông rất ấn tượng với những gì mà Việt Nam đạt được trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, các quốc gia nên học hỏi cách mà người Việt Nam đối phó với đại dịch này để chuẩn bị đối phó với những đại dịch sắp tới.
Sau 3 tuần phong tỏa toàn quốc, Việt Nam đã dỡ bỏ giãn cách xã hội vào cuối tháng 4. Đã 44 ngày qua, Việt Nam không ghi nhận thêm ca lây nhiễm cộng đồng nào. Trường học, doanh nghiệp đã mở lại, cuộc sống đang trở lại trạng thái bình thường. Trong khi đó, thế giới đã có hơn 6 triệu ca nhiễm, khiến hơn 367.000 người tử vong vì Covid-19 và các con số chưa này vẫn có dấu hiệu dừng lại.
Còn tại Moskva, tâm dịch Covid-19 của Nga, thông báo số người chết vì virus SARS-CoV-2 trong tháng 4 cao gấp đôi số liệu trước đây do thay đổi cách tính. Moskva ban đầu công bố 636 ca tử vong liên quan tới Covid-19 trong tháng trước, thấp hơn nhiều so với các thành phố có tình hình dịch bệnh tương tự ở các quốc gia khác. Sự khác biệt này làm dấy lên nghi ngờ trong giới truyền thông, các nhà phê bình và thân nhân của những người đã chết. Trong thông báo sửa đổi số liệu vào hôm qua, Sở Y tế Moskva cho biết tổng số người chết liên quan đến Covid-19 trong tháng 4 là 1.561, bao gồm 756 người được chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2 nhưng tử vong vì những nguyên nhân khác và 169 người nghi nhiễm SARS-CoV-2 dù kết quả xét nghiệm âm tính.
Trong khi đó, Italy tiến hành dỡ bỏ lệnh phong tỏa, mở cửa trở lại khu di tích Pompeii. Tuy nhiên du khách sẽ phải trải qua những thủ tục phức tạp hơn thường lệ khi họ sẽ phải đặt vé trước và được kiểm tra thân nhiệt trước khi bước vào bên trong. Pompeii là một địa điểm khảo cổ nổi tiếng thế giới của Italy, là những phần di tích còn sót lại của một thành phố cổ, vốn bị bao phủ trong tro bụi từ Mount Vesuvius, trong lần "thức giấc" của núi lửa này cách đây gần 2.000 năm. Khu di tích được bảo tồn một cách đặc biệt này là thắng cảnh thu hút nhiều khách du lịch thứ hai tại Italy, sau đấu trường Colosseum ở thủ đô Rome.
Trong một diễn biến khác, hơn 500 trường học Hàn Quốc đã phải đóng cửa vào ngày hôm qua, trong bối cảnh số ca nhiễm SARS-CoV-2 tăng đột biến. Thứ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Park Baeg-beom cho biết học sinh sẽ chuyển sang học từ xa. Ngoài ra, những trường trung học phổ thông trong vùng đô thị Seoul chỉ được cho 2/3 học sinh đến trường cùng lúc tới ngày 14-6. Các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và giáo dục đặc biệt bị giới hạn ở mức 1/3 sĩ số.
Hàn Quốc hôm nay ghi nhận 39 ca nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm SARS-CoV-2 lên 11.441. Các công viên, phòng trưng bày nghệ thuật, bảo tàng và nhà hát công cộng tại vùng đô thị Seoul sẽ bị đóng cửa trong hai tuần tới. Những sự kiện do chính quyền tổ chức trong khu vực này cũng sẽ bị hủy hoặc hoãn lại, Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc Park Neung-hô cho hay. Giới chức khuyến cáo các trường tư thục và quán cà phê internet đóng cửa đến ngày 14-6, đề nghị người dân sống trong vùng đô thị Seoul hạn chế ra ngoài hoặc tổ chức các sự kiện trong hai tuần tới.
Hàn Quốc từng được coi là hình mẫu chống dịch thành công mà không cần áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhờ đẩy mạnh chương trình xét nghiệm, truy vết và cách ly. Tuy nhiên, nỗ lực chặn đợt bùng phát thứ hai của nước này cho thấy những khó khăn các quốc gia có thể gặp phải trong quá trình nới phong tỏa.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- Triển vọng mãng cầu xiêm
- Bảo tồn di sản hàng hải ở Polynesia qua những chuyến đi
- Văn hóa Óc Eo
- Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
- Gấp rút chỉnh trang đô thị
- Hành trình chinh phục Giải thưởng Văn học ASEAN
- Xuân mới
- 90 triệu dân, 128 triệu thuê bao di động
- Trao giải Cuộc thi Sáng tác ca khúc về an toàn giao thông
- Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu
- “Lối nhỏ vào đời”: Thú vị từ góc nhìn hiện đại
- Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc
- Giữ gìn nghệ thuật dân tộc