当前位置:首页 > La liga

【bảng xếp hạng venezuela】Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo

Khởi nghiệp sáng tạo tăng trưởng mạnh cả về số lượng và chất lượng

Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành vào ngày 18/05/2016 giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện. Mục tiêu của Đề án 844 là tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy,ăngcườngđàotạonângcaochấtlượnghệsinhtháikhởinghiệpsángtạbảng xếp hạng venezuela hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ các công ty khởi nghiệp.

Sau 4 năm triển khai, đề án đã hỗ trợ 110 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - với vai trò là đơn vị chủ trì và liên danh thực hiện các nhiệm vụ của Đề án với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 110 tỷ đồng. Trong thời gian tới, định hướng của đề án là tiếp tục hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp thông qua các hoạt động nâng cao năng lực, hỗ trợ và liên kết, cơ sở pháp lí, truyền thông, hỗ trợ hoạt động. Mục đích là tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, hướng tới một sự phát triển "thần tốc" trong 5 năm còn lại.

Cụ thể, đề án 884 đặt ra mục tiêu hỗ trợ 2.000 dự án khởi nghiệp và 600 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, đề án cũng mong muốn giúp đỡ 100 startup gọi được vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm, hoặc thông qua mua bán và sáp nhập. Theo dự kiến, tổng giá trị ước tính của những đợt hỗ trợ và giúp đỡ gọi vốn sẽ lên đến 2.000 tỉ đồng.

Việc nở rộ các startup tại Việt Nam cũng đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước. Theo thống kê, trong 3 năm trở lại đây vốn đầu tư cho các startup Việt Nam tăng nhanh. Năm 2018 vốn đầu tư cho startup là 889 triệu USD, gấp 3 lần năm 2017 và 5 lần so với năm 2016.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, thời gian qua, việc đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp ở Việt Nam với nền tảng là các doanh nghiệp tư nhân có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên tài sản trí tuệ, công nghệ và mô hình kinh doanh mới đã trở thành hướng đi đúng đắn.

"Thời gian qua, số lượng và chất lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ngày càng tăng, cả nước có hàng nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp. Tính đến năm 2019, Việt Nam hiện có hơn 180 khu làm việc chung, hơn 80 cơ sở ươm tạo và tổ chức thúc đẩy kinh doanh, đã hình thành thêm một số quỹ đầu tư mạo hiểm của các tập đoàn tư nhân", ông Sơn đánh giá.

Mặc dù ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, nhưng theo các chuyên gia, nguồn vốn luôn là rào cản lớn nhất với hệ sinh thái Việt Nam trong cả thập kỉ qua. Đặc biệt, trong gian đoạn dịch bệnh Covid-19 hoành hành, nguồn vốn dành cho các startup nội địa lại càng khan hiếm.

Thống kê từ Techinasia cho thấy, vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ ở Châu Á nói chung trong những tháng đầu năm 2020 đã giảm 52% so với cùng kì. Trung Quốc là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất từ xu hướng này khi đầu tư chỉ bằng 30% so với một năm trước. Tại khu vực Đông Nam Á (bao gồm hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam) cũng chịu ảnh hưởng khi Singapore và Indonesia không lọt vào nhóm 5 quốc gia được đầu tư nhiều nhất.

Ảnh minh họa 

分享到: