您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kết quả trận perth glory】Tin tưởng vào triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam 2018 正文

【kết quả trận perth glory】Tin tưởng vào triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam 2018

时间:2025-01-11 14:12:53 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Kết quả phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2018 là hết sức khả quan. ẢNh: Internet. Ni kết quả trận perth glory

tin tuong vao trien vong phat trien kinh te viet nam 2018

Kết quả phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2018 là hết sức khả quan. ẢNh: Internet.

Niềm tin được củng cố

Phát biểu tại hội thảo,ưởngvàotriểnvọngpháttriểnkinhtếViệkết quả trận perth glory GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, hiện nay chúng ta đang có một Chính phủ mới rất năng động, Chính phủ kiến tạo và hành động, tập trung vào cải cách thể chế và tập trung vào cải cách hành chính nhà nước.

Nhờ đó, chúng ta đã đạt được thành tựu cao trong tăng trưởng. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng cao nhất nhiều năm qua. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước, người dân đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ.

GS.TSKH Nguyễn Mại cũng nhấn mạnh, sau 30 năm, đầu tư nước ngoài ngày càng đóng góp rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Hiện, đảm bảo 25% vốn đầu tư xã hội là vốn FDI.

“Năm 2017, vốn FDI thực hiện đạt mức kỷ lục 17,5 tỷ USD, năm nay tôi cho rằng vốn FDI thực hiện sẽ đạt khoảng 19 tỷ USD. Đây là động lực tăng trưởng quan trọng, và cùng với kinh tế tư nhân, đóng vai trò là hai chân của một cơ thể cường tráng, giúp cho nền kinh tế Việt Nam vững vàng hơn”, GS.TSKH Nguyễn Mại khẳng định.

Về kinh tế 2018, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, kết quả phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2018 là hết sức khả quan, tiếp nối được đà phát triển của năm 2017. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,38%, là mức cao nhất của quý I trong 10 năm trở lại đây. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát.

Giải ngân vốn FDI ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng 6,3%. Số DN thành lập mới đạt trên 41,2 nghìn DN với số vốn đăng ký ước đạt khoảng 412 nghìn tỷ đồng. Tổng kim ngạch XK ước đạt 73,76 tỷ USD, tăng 19%; xuất siêu ước đạt khoảng 3,39 tỷ USD...

“Đây là những tín hiệu đáng mừng, nhất là trong bối cảnh trong nước và quốc tế đang có nhiều yếu tố thuận lợi, tác động tích cực đến nền kinh tế. Có nhiều lý do để chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng vào triển vọng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm 2018 và những năm tiếp theo”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu và kỳ vọng, người đứng đầu Bộ KH&ĐT thông tin về những việc quan trọng Chính phủ đã và đang triển khai nhằm hiện thực hóa những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng.

Đổi mới thể chế là nền tảng

Trong đó, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nhấn mạnh công tác đổi mới thể chế. Đây được coi là động lực mang tính nền móng, căn bản đối với tăng trưởng kinh tế, vừa là sự cần thiết phải đổi mới trong bối cảnh có nhiều thay đổi diễn ra nhanh chóng, vừa là yêu cầu bắt buộc để phát triển.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong những năm gần đây, công cuộc cải cách thể chế đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, kinh doanh đã và đang được xây dựng trên tinh thần đổi mới mạnh mẽ như: Luật Quy hoạch, Luật Hỗ trợ DNNVV, Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công... tạo hành lang pháp lý chặt chẽ nhưng cũng hết sức thuận lợi để phát huy mọi lợi thế phục vụ cho phát triển nhanh và bền vững.

Điển hình như Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Dự án Luật này sẽ được Quốc hội xem xét và thông qua tại Kỳ họp thứ 5, tạo cơ sở pháp lý kịp thời để hình thành và phát triển 3 khu hành chính kinh tế đặc biệt, sớm trở thành động lực và cực tăng trưởng mới của cả nền kinh tế.

“Tuy nhiên, đây mới chỉ là những bước đầu tiên. Nhìn tổng thể lộ trình cải cách thể chế, chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lưu ý.

Liên quan đến cải cách thể chế, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, đã đạt được một số kết quả, song nhìn chung tốc độ cải cách vẫn chậm và chưa đáp ứng được kỳ vọng của DN.

Ông Phan Đức Hiếu nhấn mạnh: “Chúng ta nói rất nhiều về cải cách thể chế. Nghị quyết 19 của Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2015 môi trường kinh doanh của Việt Nam đạt mức trung bình của Asean 4, nhưng hiện khoảng cách vẫn rất xa. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta phải xếp thứ 40 trên thế giới, thực tế hiện đang đứng ở vị trí 86”.

Chuyên gia Phan Đức Hiếu cũng lưu ý thêm, Chính phủ chỉ đạo xoá bỏ mạnh mẽ các điều kiện kinh doanh từ tháng 8 năm 2017, nhưng đến nay, sau 10 tháng, chưa nhiều Bộ, ngành nghiêm túc thực hiện.

Quan tâm phát triển kinh tế tư nhân

Vấn đề quan trọng tiếp theo được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhắc tới đó là vấn đề năng suất lao động và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhân tố cốt lõi, quan trọng nhất nhằm cải thiện chất lượng tăng trưởng, trong đó việc tận dụng được cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là cơ hội ngàn năm có một, nếu chúng ta không tận dụng được, chúng ta sẽ phải mất rất nhiều năm mới có thể có lại được cơ hội này.

Một vấn đề quan trọng khác đang được Chính phủ quan tâm thực hiện là vấn đề phát triển khu vực kinh tế tư nhân kết hợp với với sự liên kết mạnh mẽ giữa khu vực kinh tế trong nước với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo đó, trên cơ sở tổng kết thực tiễn 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham mưu một số định hướng lớn trong thu hút FDI trong bối cảnh mới, bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và kết nối được hai khu vực trong nước và nước ngoài thành thể thống nhất, cùng nhau phát triển và đóng góp ngày càng nhiều cho sự thịnh vượng chung của đất nước.

“Tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm là hết sức tích cực. Song đây mới là bước đầu, nhiệm vụ đến cuối năm còn hết sức nặng nề đòi hỏi tất cả chúng ta cần hết sức nỗ lực, tiếp tục tập trung thực hiện nhanh, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, nhất là trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của DN và người dân”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.