Cuối năm 2017,ởinghiệ7m trực tiếp khi Đồng Xoài đang lên “cơn sốt” bất động sản, chị Tuyết lại lựa chọn lối đi riêng bằng cách trồng lan mokara trên 3 sào đất tại địa bàn thành phố nhằm nâng cao thu nhập và thỏa mãn niềm đam mê của mình.
Để thực hiện, chị Tuyết vay mượn và nguồn vốn của gia đình gần 200 triệu đồng đầu tư xây dựng nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới nước tự động bằng vòi phun xoay có chế độ hẹn giờ trồng 1.000 cây lan mokara. Chị Tuyết cho biết: Thời gian đầu trồng thử nghiệm lan mokara, tôi ghi chép tỉ mỉ những hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc của cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đi tham quan học tập thực tế ở các mô hình trồng lan mokara để áp dụng. Sau 8 tháng, vườn lan của tôi sinh trưởng, phát triển tốt và cho những nhánh hoa đầu tiên. Tuy nhiên, với mong muốn phủ đầy diện tích 3.000m2đất trong khi giá cây giống trên thị trường cao, tôi hạn chế phát triển hoa để nhân giống trên chính vườn lan của mình.
Vườn lan mokara của chị Tuyết đầu tư theo hướng công nghệ cao đang đem lại hiệu quả kinh tế cao
Theo phân tích, nếu đầu tư nhà lưới rộng khoảng 1.000m2phải cần trung bình 4.000 cây giống, tổng kinh phí lên tới hơn 200 triệu đồng, chưa kể nhà lưới và vật tư cần thiết khác từ 60-80 triệu đồng. Từ vườn lan trồng thử nghiệm, chị Tuyết đã nhân được 3.000 cây giống. Chị Tuyết cho biết thêm, mỗi cây lan mokara trưởng thành đạt chuẩn kỹ thuật, trong vòng 1 năm sẽ cho 7-8 cành hoa. Khi vườn lan của chị phủ đầy, mỗi đợt sẽ có khoảng 12.000 cành hoa được cắt bán. Hiện vườn lan đang được các shop hoa đặt mối với giá dao động từ 7.000-8.000 đồng/cành.
Từ vườn trồng lan mokara của chị Tuyết, Hội Nông dân phường đang hướng nông dân trên địa bàn chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo công nghệ cao để đạt hiệu quả cao về kinh tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp. Bà Hoàng Thị Phương Thu, Chủ tịch Hội Nông dân phường Tiến Thành cho biết |
Mokara là loài hoa thuộc nhóm đơn thân, chiều cao thân trung bình khoảng 60-70cm. Thân mọc dài mang cả lá và rễ. Phát hoa mọc từ nách lá giữa thân và mang nhiều hoa không phân nhánh. Hoa có nhiều màu sắc từ tím, hồng đỏ, cam, vàng, xanh và trong vườn của chị hiện có gần 10 màu. Đây là loài lan có thể ra hoa quanh năm nếu biết cách chăm sóc tốt. Thông thường, mỗi cây lan trưởng thành được chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ ra từ 7-8 phát hoa/năm. Nắm rõ đặc điểm lan mokara, chị Tuyết đã xây luống trồng lan bằng gạch cao 30cm, rộng 1,1m, bên trong bỏ vỏ đậu phộng và trấu để cung cấp dưỡng chất. Trong luống, chị đặt trụ cho lan bám bằng những ống nhựa cao tầm 1,3m.
Chăm sóc lan mokara không quá khó nhưng đòi hỏi người trồng phải đam mê, tỉ mẩn. Để có vườn lan mokara đẹp, hiệu quả cao cần chăm sóc, theo dõi sự phát triển của cây hằng ngày, trong đó chú ý đến nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, các loại dịch bệnh cũng như dinh dưỡng cung cấp cho cây. Khi lan còn nhỏ, dùng loại phân bón lá có tỷ lệ đạm cao để giúp ra chồi mới, rễ phát triển nhiều và cây tăng trưởng nhanh. Khi lan moraka bước vào giai đoạn trưởng thành, chuyển sang dùng phân có tỷ lệ đạm, lân, kali đồng đều. Khi giai đoạn chuẩn bị ra hoa, chị Tuyết chọn cách dưỡng thường xuyên và đều đặn theo chu kỳ 1 lần/tuần để cây phát triển ra hoa bình thường như sử dụng phân hữu cơ bón lá, không sử dụng phân vô cơ, không kích thích hoa ra sớm... Đối với công đoạn nhân giống, chị Tuyết áp dụng cách cắt ngang thân một đoạn với việc bảo đảm có từ 3 tầng rễ để lan sau khi cắt rời thân mẹ được phát triển tốt.
Cẩm Liên