【mc vs westham】“Khó mà vẫn khắc phục được thì sướng vô cùng”

La liga 2025-01-10 14:08:26 2338

Bác sĩ Phạm Hữu Hiền kiểm tra sức khỏe bệnh nhân

Ngại khó thì không xứng danh

Bác sĩ (BS) Phạm Hữu Hiền sinh năm 1963,ómàvẫnkhắcphụcđượcthìsướngvôcùmc vs westham tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế năm 1987 với chuyên khoa Nội. Hỏi về những năm tháng gắn với công tác phòng chống lao, ông cười hiền như cái tên: “Chừ ở Bệnh viện Phổi tỉnh Thừa Thiên Huế, có lẽ mình là người đang công tác mà gắn bó với lao lâu nhất”.

Trước khi chính thức gắn bó với công tác phòng chống bệnh lao vào thời điểm tháng 9/1997, BS. Hiền đã có thời gian 10 năm công tác tại y tế cơ sở của huyện Hương Phú lúc bấy giờ (nay tách thành thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang). Từ đó đến nay, BS. Hiền đã trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau, nhưng đều gắn bó mật thiết với những nỗ lực phòng chống bệnh lao tại địa phương. Đó là, trưởng phòng khám lao tại Khoa Lao, Bệnh viện Trung ương Huế - phòng khám lao lúc đó trực thuộc Trung tâm Chống lao thuộc Sở Y tế trong khám phát hiện và quản lý điều trị bệnh nhân lao trên địa bàn tỉnh; Trưởng phòng khám Bệnh Phổi trực thuộc Khoa Lao, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế; Trưởng khoa Khám bệnh - Hồi sức cấp cứu, sau là Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp – Chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Phổi tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông cũng là trực tiếp phụ trách Chương trình quản lý lao kháng đa thuốc của tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở cương vị Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp – Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phổi tỉnh, BS. Hiền còn là giảng viên chính trong các lớp đào tạo, tập huấn về lao, lao kháng thuốc, đồng nhiễm lao/HIV, lao trẻ em, cũng như các lớp đào tạo về COPD, hen phế quản cho đội ngũ cán bộ y tế tuyến tỉnh và cơ sở.

Thời điểm BS. Hiền tốt nghiệp, tâm lý bác sĩ đa phần chỉ muốn chọn các chuyên khoa chính, như: nội, ngoại, sản, nhi, còn “lẻ” (trong đó có khoa lao) thì không ai thích và ngại vì môi trường điều trị bệnh có nguy có lây nhiễm cao. Nhưng với BS. Hiền, cơ duyên để một bác sĩ được đào tạo bài bản chuyên khoa Nội trở thành người gắn bó với công tác điều trị bệnh lao xuất phát từ suy nghĩ đơn giản: “Đã làm bác sĩ mà thấy nguy hiểm tránh đi, thì ai sẽ là người chăm sóc và điều trị bệnh nhân lao? Hơn nữa, chỗ nào khó và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro mà mình khắc phục được, thực hiện được thì cảm giác sung sướng và tự hào lắm”.  Vậy nên, ông đã không một chút chần chừ, ngại khó khi được lãnh đạo Trung tâm Chống lao lúc bấy giờ cử về trực tiếp tham gia công tác khám chữa bệnh tại Phòng khám Lao của tỉnh đóng tại Khoa Lao, Bệnh viện Trung ương Huế.

Dụng cả “tâm khoa”

“Những người làm việc trong môi trường điều trị bệnh lao nói chung và những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nói riêng, không phải ai cũng bị nhiễm lao. Hiểu về cơ chế hoạt động, lây nhiễm của vi khuẩn lao và khi chúng ta đảm bảo các yêu cầu về phòng tránh lây nhiễm lao, dự phòng lao, nâng cao sức đề kháng... thì không có gì phải lo ngại”, BS. Hiền nói. Và với ông, tận sâu trong tâm tư của một vị bác sĩ dành cả tuổi đời và tuổi nghề gắn với công tác phòng, chống lao, đó là niềm tự hào và cảm xúc thật hạnh phúc. Bởi lẽ ông đã vượt qua được giới hạn của chính bản thân mình, không ngại khó khăn và dành hết tâm huyết để đóng góp cho những mục tiêu giảm bệnh lao, chấm dứt bệnh lao của tỉnh.

Nhìn lại quãng thời gian đã qua, BS. Hiền bảo có nhiều kỷ niệm lắm, vui buồn đủ cả. Khó quên nhất là câu chuyện của một cặp vợ chồng miền biển Quảng Ngạn (Quảng Điền) cách đây hơn 15 năm. Năm ấy, có 2 vợ chồng được giới thiệu đến khám sàng lọc bệnh lao với tâm trạng rất bi quan. Tiếp nhận ca bệnh, chính BS. Hiền đã khám, cho làm các xét nghiệm và xác định một trong hai người bị lao phổi BK(+), họ đã khóc. BS. Hiền đã tư vấn, giải thích cặn kẽ để hai vợ chồng hiểu rõ về bệnh lao, từ đó yên tâm tuân thủ phác đồ điều trị như hướng dẫn. Sau 2 tháng tuân thủ điều trị tích cực, bệnh nhân đã tăng cân và xét nghiệm đàm đã âm hóa. Điều trị duy trì thêm 6 tháng, bệnh nhân đã được kết luận khỏi bệnh và cắt điều trị.

Ngày trở lại tái khám, tâm trạng của đôi vợ chồng ấy rất tốt, cười nói hạnh phúc và tặng bác Hiền một nải chuối cây nhà lá vườn. Nhưng BS. Hiền đã vội nói ngay: Anh chị đã tặng quà cho tôi rồi đó, là nụ cười của hôm nay thay cho tiếng khóc ngày biết mình có bệnh. Đó là nụ cười vô giá từ bệnh nhân mà người làm bác sĩ nhận được.

Qua câu chuyện này BS. Hiền muốn chia sẻ với người bệnh lao, do thiếu hiểu biết về căn bệnh này nên họ rất bi quan khi biết mình bị bệnh; do đó, ngoài việc điều trị thuốc theo phác đồ điều chuẩn thống nhất toàn quốc, người cán bộ y tế còn phải sử dụng “tâm khoa” tức là phương pháp tâm lý trị liệu để giúp bệnh nhân an tâm điều trị, tư vấn, động viên người bệnh tin tưởng và tuân thủ theo phác đồ điều trị thì sẽ chiến thắng được bệnh lao. Bệnh lao nếu phát hiện sớm và điều trị triệt để thì sẽ chữa khỏi hoàn toàn. BS. Hiền nói.

Nhờ những đóng góp và cống hiến trong quá trình công tác, BS. Hiền đã nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen của các cấp và liên tục nhiều năm là chiến sĩ thi đua cơ sở. Ngoài cương vị là Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - Chỉ đạo tuyến, BS. Hiền còn đảm nhiệm các vị trí quan trọng của Bệnh viện Phổi tỉnh, như: Phó Bí thư chi bộ, Chủ tịch Công đoàn cơ sở.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/272a299190.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

“Giữ lửa” thổ cẩm S’tiêng

Việt Nam, the Holy See seek to bolster relationship

Việt Nam donates US$500,000 in humanitarian aid for Ukraine

PM Chính tells Sóc Trăng to build transparent policies to develop its investment environment

Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác

Việt Nam, the Holy See seek to bolster relationship

General Secretary ordered to push up the progress of corruption cases

Vietnamese PM wants major countries to respect ASEAN’s central role, int’l laws: US

友情链接