【keo bong da bet 88】Luân chuyển, đào tạo đi liền với chống tiêu cực

 人参与 | 时间:2025-01-26 21:59:27
luan chuyen dao tao di lien voi chong tieu cucChống tiêu cực trong công tác bổ nhiệm, đề bạt và quy hoạch cán bộ
luan chuyen dao tao di lien voi chong tieu cucChống chạy chức, chạy quyền, chống tiêu cực trong công tác cán bộ
luan chuyen dao tao di lien voi chong tieu cucChống tiêu cực trong thực thi quản lý nhà nước về hải quan cần chung tay của DN
luan chuyen dao tao di lien voi chong tieu cucNgành Hải quan công bố đường dây nóng chống tiêu cực
luan chuyen dao tao di lien voi chong tieu cucHải quan lập đường dây nóng chống tiêu cực và buôn lậu
luan chuyen dao tao di lien voi chong tieu cuc
Công tác luân chuyển, luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác đã góp phần phát huy năng lực, sở trường của công chức, tạo nguồn cán bộ, khắc phục tình trạng hụt hẫng, bị động và trì trệ trong công tác cán bộ và ngăn ngừa tiêu cực. Ảnh: T.B.

Đã phát huy được hiệu quả

Theo đánh giá của Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục Hải quan), triển khai thực hiện công tác điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác CBCC trong nhiều năm nay đã đi vào nề nếp, phát huy được hiệu quả trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCC và phòng ngừa tiêu cực, sai phạm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành Hải quan.

Công tác luân chuyển, luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác đã góp phần phát huy năng lực, sở trường của công chức, tạo nguồn lãnh đạo, khắc phục tình trạng hụt hẫng, bị động và trì trệ trong công tác cán bộ. Đồng thời tăng cường cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ cho các lĩnh vực quản lý, địa bàn cần thiết khi có yêu cầu (đặc biệt là các địa bàn biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa…), khắc phục tình trạng cục bộ trong từng địa phương, từng đơn vị. CBCC có cơ hội được tiếp cận với nhiều lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ cả ở cơ quan tham mưu và các đơn vị tác nghiệp nên được bồi dưỡng toàn diện và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ. Đa số CBCC được chuyển đổi vị trí công tác đều phát huy được vai trò, trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Theo ông Đinh Ngọc Thắng, Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM, là đơn vị có khối lượng công việc lớn, có địa bàn hoạt động, quản lý rộng, phức tạp nên việc bố trí, sắp xếp CBCC cần phải phù hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ.

Hàng năm, Cục Hải quan TPHCM đều xây dựng kế hoạch luân chuyển, luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ lãnh đạo và công chức thừa hành tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục. Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, công tác luân chuyển, luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện đạt hiệu quả, đáp ứng nhu cầu công việc, phù hợp với các quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan. Cụ thể năm 2018, Cục đã luân chuyển, luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác, điều động theo yêu cầu nhiệm vụ 643 trường hợp. Trong 6 tháng đầu năm 2019, luân chuyển, luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác, điều động theo yêu cầu nhiệm vụ 273 trường hợp.

Theo đánh giá của Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM, trong những năm qua công tác luân chuyển, luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác, điều động theo yêu cầu nhiệm vụ đã đi vào nề nếp, tạo được môi trường, điều kiện để CBCC được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm thực tế phục vụ công tác ngày càng tốt hơn. Đặc biệt đối tượng công chức trẻ có thể phát huy được năng lực, sở trường, góp phần tạo nguồn lãnh đạo. Những công chức có kinh nghiệm quản lý, chuyên môn sâu được phân công phụ trách những lĩnh vực chuyên môn phù hợp, những công chức có năng lực, chuyên môn không phù hợp với công việc đang làm được điều chuyển làm công tác khác cho phù hợp. Công tác này giúp phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm có thể xảy ra đối với công chức trong một số lĩnh vực công tác nhạy cảm dễ xảy ra tiêu cực như kiểm tra hàng hoá, giá, thuế...

Tại Cục Hải quan Hải Phòng, từ năm 2015 đến năm 2019, đơn vị này đã xây dựng kế hoạch luân chuyển, luân phiên, điều động chuyển đổi vị trí công tác đối với 920 trường hợp; thực tế thực hiện 830 trường hợp, trong đó 780 trường hợp thực hiện theo kế hoạch, 50 trường hợp thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ và bảo vệ nội bộ; trung bình tỷ lệ thực hiện luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác hàng năm theo kế hoạch đều đạt trên 80%.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1 Trương Bình An- người nhiều năm có kinh nghiệm trong công tác tổ chức cán bộ tại Cục Hải quan Hải Phòng, công tác luân chuyển đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thực tế tại các đơn vị, đảm bảo sự công khai, minh bạch, dân chủ, đúng trình tự, đúng thẩm quyền và được sự đồng thuận cao của lãnh đạo, cấp ủy các cấp, sự chấp hành nghiêm túc của công chức. Tạo điều kiện cho CBCC được tiếp cận với nhiều lĩnh vực chuyên môn, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm qua nhiều vị trí công tác và môi trường làm việc, giúp cho công chức có cái nhìn tổng quan về toàn bộ hệ thống nghiệp vụ, đồng thời hạn chế khuynh hướng cục bộ, khép kín trong từng đơn vị; tâm lý thoả mãn, trì trệ, làm việc theo lối mòn của CBCC.

Không chỉ có thế, công tác này còn giúp cán bộ lãnh đạo các cấp phát hiện được năng lực, sở trường của từng công chức, xác định những trường hợp có khả năng thích nghi, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ở nhiều vị trí công tác khác nhau, có triển vọng phát triển để có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận. Thông qua việc điều động theo yêu cầu nhiệm vụ, các đơn vị có cơ hội tăng cường CBCC có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong các lĩnh vực đặc thù (công nghệ thông tin, văn thư lưu trữ, điều tra chống buôn lậu…), góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ tại đơn vị.

Cần được điều chỉnh phù hợp với thực tiễn

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác một số cục hải quan vẫn còn tồn tại những hạn chế như: Một số đơn vị gặp khó khăn khi thực hiện công tác điều động, chuyển đổi vị trí công tác theo định kỳ kết hợp với yêu cầu chuyên sâu của một số lĩnh vực nghiệp vụ đặc thù do chưa có quy định cụ thể trong việc xác định những việc cần chuyên sâu hoặc những việc có tính chất gần giống nhau có thể chuyển đổi được cho nhau.

Với một số cục hải quan tỉnh, thành phố có đặc thù các cửa khẩu đóng trên tuyến biên giới, cách xa trụ sở cục hàng trăm km, điều kiện sống còn khó khăn, do khoảng cách các đơn vị tương đối xa nên việc luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác còn gặp khó khăn, nhất là đối với công chức nữ do hoàn cảnh gia đình như con nhỏ, chồng đi công tác xa…

Một số đơn vị khác góp ý, quy định thời hạn điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với một số vị trí việc làm còn chưa hợp lý, dẫn đến khó khăn trong phát huy tính kế thừa, liên tục trong nội bộ đơn vị. Ví dụ: Theo quy định tại Quyết định 223/2019/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan về việc ban hành (tạm thời) bản mô tả vị trí việc làm, để đảm nhiệm được các vị trí công tác như kiểm tra sau thông quan, quản lý rủi ro, các công chức trước khi luân chuyển điều động về vị trí này phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm tại các đơn vị nghiệp vụ cùng lĩnh vực. Sau khi luân chuyển điều động về các vị trí này, để đảm bảo thực hiện độc lập các nhiệm vụ chính, công chức phải công tác tại vị trí đó với thời gian ít nhất 2 năm trở lên, để tương đối thành thạo phải 5 năm trở lên. Trong khi đó thời hạn điều động đối với công tác kiểm tra sau thông quan là 2-3 năm, đối với công tác quản lý rủi ro là 2 năm theo quy định tại Quyết định số 686/2019/QĐ-BTC của Bộ Tài chính; dẫn đến tình trạng các công chức có kinh nghiệm, chuyên môn sâu về từng lĩnh vực nghiệp vụ chưa thể phát huy hết năng lực của mình, gây lãng phí nguồn nhân lực.

Vì vậy, các đơn vị đề nghị Tổng cục Hải quan sớm ban hành quy định hướng dẫn các quy chuẩn, quy trình thủ tục điều động, chuyển đổi vị trí công tác để thực hiện đồng bộ và thống nhất trong toàn ngành, trong đó chú trọng những quy định cụ thể trong các lĩnh vực cần chuyên sâu hoặc những nhóm công việc có tính chất giống nhau khi thực hiện chuyển đổi vị trí công tác.

Để nâng cao hiệu quả công tác luân phiên, luân chuyển CBCC trong ngành Hải quan, hiện Tổng cục Hải quan đang dự thảo quy định, hướng dẫn cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục điều động, chuyển đổi vị trí công tác CBCC để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tránh tuỳ tiện, tiêu cực trong công tác này.

Đồng thời xây dựng và ban hành bản mô tả vị trí việc làm của Tổng cục Hải quan làm cơ sở cho việc điều chuyển, bố trí, sắp xếp CBCC; đồng thời, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức trước khi điều động, chuyển đổi vị trí công tác.

顶: 59766踩: 39321