【số liệu thống kê về fiorentina gặp empoli】Bảo vệ trẻ trước nguy cơ bị xâm hại
作者:Cúp C2 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 23:45:30 评论数:
(CMO) Không ai phòng tránh hộ con mình tốt hơn là gia đình và chính bản thân các con”, bà Phan Lan Hương, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quyền trẻ em (trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), khẳng định như thế khi trao đổi với phóng viên Báo Cà Mau về công tác phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ.
Qua ghi nhận, Cà Mau là một trong số địa phương xảy ra nhiều vụ án thương tâm liên quan đến xâm hại trẻ em (XHTE) với diễn biến ngày càng phức tạp, khiến xã hội đang phải gióng lên hồi chuông cảnh báo. Bà Phan Lan Hương cho rằng, các bậc phụ huynh, nhà trường và ngay chính bản thân các em cần trang bị và có các biện pháp chủ động phòng tránh vấn nạn này nhằm bảo vệ con em và bản thân mình trước nguy cơ bị kẻ xấu xâm hại.
Người lớn cần dạy cho trẻ các kỹ năng cơ bản và cần thiết để có thể thoát khỏi sự khống chế của kẻ xấu. Ảnh: Băng Thanh |
Theo báo cáo của Công an tỉnh Cà Mau, 6 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh xảy ra 18 vụ XHTE, với 15 đối tượng có liên quan. Qua phân tích hành vi vi phạm pháp luật, có 7 vụ hiếp dâm trẻ em (6 đối tượng); 7 vụ giao cấu trẻ em (6 đối tượng); 4 vụ dâm ô trẻ em (3 đối tượng). Về độ tuổi, có 15 đối tượng 18 tuổi trở lên. Về độ tuổi của người bị xâm hại, có 1 bị hại dưới 6 tuổi, 5 bị hại từ 6 đến dưới 13 tuổi, 12 bị hại từ 13-16 tuổi. Tất cả đều bị khởi tố hình sự.
Nguyên nhân dẫn đến các vụ án là đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bị hại, lợi dụng lúc vắng người. Đáng chú ý, một số đối tượng phạm tội trong các vụ XHTE có mối quan hệ quen biết, họ hàng, người trong gia đình nạn nhân; nạn nhân là những em có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ đi làm ăn xa gửi con ông bà chăm sóc. Mặt khác, đối tượng thường nảy sinh ý định phạm tội tức thời nên công tác phòng ngừa ít hiệu quả. Đáng báo động là 2 vụ việc xảy ra trong tháng 7 vừa qua, đối tượng lại là trẻ vị thành niên thực hiện hành vi hiếp dâm, dâm ô đối với bạn hàng xóm, nhỏ tuổi hơn (xảy ra ở huyện Ngọc Hiển và Trần Văn Thời).
Bà Phan Lan Hương nhận định: “Hiện nay, trẻ nhỏ tiếp xúc với "văn hoá của người lớn" sớm, như phim ảnh, internet, sinh hoạt hằng ngày trong gia đình, môi trường xã hội. Tôi đi dạy các bé tiểu học, có bạn chia sẻ rằng bạn ấy xem phim sex từ lớp 3 do anh hàng xóm cho xem cùng”. Theo bà Lan Hương, các con đang trong độ tuổi tiền dậy thì tò mò về giới tính, muốn khám phá, muốn tìm hiểu mà không có sự giải đáp của người lớn. Trong khi cha mẹ không quan tâm để hướng dẫn dạy dỗ. Thêm nữa là việc các con thiếu kiến thức về pháp luật, kiến thức về xâm hại tình dục cũng không được trang bị. Đôi khi các con không biết mình đang vi phạm pháp luật, cũng không hiểu nổi hậu quả của việc xâm hại tình dục là như thế nào.
Trẻ em cần được sự giám sát chặt chẽ của người lớn. Ảnh: Hồng Nhung |
Thực tế, việc cảnh báo phòng ngừa XHTE trên báo chí, trường học, các phương tiện truyền thông của các ban, ngành liên quan đến lĩnh vực đều có kế hoạch và triển khai rất nhiều. Tuy nhiên, hình thức và kiến thức đưa ra như thế nào, làm có chất lượng không hay làm cho xong, cho có hoạt động để báo cáo? Quan trọng hơn nữa là gia đình quan tâm đến con như thế nào? Có đủ kiến thức để dạy con không? Có đủ kiến thức để quan tâm và sát sao đến con không? Hay các gia đình luôn lấy cớ bận việc? Bà Lan Hương cho rằng, sinh con ra trách nhiệm nuôi dạy đầu tiên phải là cha mẹ chứ không phải xã hội.
Do đó, để phòng ngừa XHTE, cần quan tâm đến lứa tuổi vị thành niên với những kiến thức về giáo dục và pháp luật; cha mẹ phải học để dạy con, để nhận biết dấu hiệu về vấn đề XHTE; trường hợp không có thời gian dạy con, cần đề nghị nhà trường, đoàn thanh niên, các hội, ngành quan tâm để họ có những hoạt động phù hợp cho các bé. Các con phải được học về kỹ năng phòng tránh XHTE. Về những hành vi thế nào là xâm hại? Cách phòng tránh? Thiết nghĩ, nếu trường hợp bé gái 8 tuổi ở Cà Mau mà vụ việc đã đưa tin được học kỹ năng, chắc hẳn sẽ không bị xâm hại hoặc chí ít bé cũng biết cách tố cáo chứ không phải đợi đến khi phụ huynh “gặng hỏi” mới kể lại như vậy.
Em Trần Gia Hảo, học sinh trường THPT Hồ Thị Kỷ, chia sẻ: “Tụi em đang sống trong thời đại công nghệ số 4.0, nhưng chính điều này là mối lo ngại lớn, bởi có quá nhiều thứ ảnh hưởng đến tâm sinh lý, kể cả việc tò mò tìm hiểu những thứ người lớn đang cấm đoán. Nếu bản thân tụi em không tỉnh táo trước mọi sự cám dỗ, hoặc khi tình huống xảy đến, không biết cách tự bảo vệ mình thì không thể lường trước được hậu quả”.
Điều khiến Gia Hảo lo ngại là hiện nay tại địa phương, các em không thể tìm được “địa chỉ tin cậy” để gửi tâm sự, hay đơn giản là thực sự lắng nghe và hướng các em cách giải quyết vấn đề. Kể cả các vụ việc đã xảy ra, “Ai, nơi nào có thể giúp các em ổn định tâm lý, vượt qua nỗi sợ hãi, ám ảnh của cuộc đời?”, Hảo bộc bạch. Ngay khi ở môi trường giáo dục, chính em và rất nhiều bạn bè trang lứa đang học tập, sinh hoạt cũng rất khó nhỏ to về những “chuyện ấy ơi”, mặc dù có phòng tư vấn tâm lý học đường.
Chị Trần Phương Lan, mẹ Gia Hảo, cho rằng, trước hết phụ huynh hãy tin tưởng con, hãy biết lắng nghe, sẻ chia để các con có điểm tựa khi cần. Song, ngay chính các bậc phụ huynh lại ái ngại lý giải với các con “chuyện người lớn” khi các con thắc mắc, chưa kể, rất ít phụ huynh quan tâm đến biến đổi tâm sinh lý của con theo độ tuổi.
“Nhiều phụ huynh cho rằng, không nên “vẽ đường cho hươu chạy”, còn theo tôi, thay vì “vẽ” hãy “dắt” hươu chạy đúng đường. Hãy chỉ cách cho con nhận định đúng - sai, ai tốt - ai xấu, việc có thể - không thể làm...”, chị Lan chia sẻ. Chị và Gia Hảo như hai người bạn. Từ tâm sinh lý đến những thắc mắc về các mối quan hệ, những chuyện tế nhị, Gia Hảo đều có thể chia sẻ và được chị lý giải cặn kẽ. Chị ủng hộ và luôn đồng hành cùng con nghiên cứu chuyên sâu về vấn nạn nhức nhối này. Đây cũng là cách chị giáo dục con, dạy con cách phòng tránh và tự bảo vệ mình trước những tình huống khó lường trước.
“Cần phải tin tưởng và có cách thức hỗ trợ khi con nói về những lo lắng, cảm xúc của mình. Có những trường hợp con báo trước cho bố mẹ những mối nguy hiểm, không an toàn bằng cách này hay cách khác nhưng vì bận bịu, vì chủ quan, hay vì nhiều lý do khác mà bố mẹ không có biện pháp hỗ trợ con kịp thời nên đã có những câu chuyện đáng tiếc xảy ra. Buồn lắm khi người lớn vô tâm với những câu chuyện tưởng chỉ là vớ vẩn của con trẻ. Hãy lắng nghe để thấy được những thông điệp SOS của con từ những câu chuyện đó, các bố mẹ ạ!”, bà Phan Lan Hương khuyến nghị. |
Băng Thanh