【nhận định hạng 2 pháp】TP.HCM công bố 10 hoạt động và sự kiện y tế nổi bật năm 2021

 人参与 | 时间:2025-01-11 06:53:52

Ngày 25/12,ôngbốhoạtđộngvàsựkiệnytếnổibậtnănhận định hạng 2 pháp Sở Y tế TP.HCM công bố 10 hoạt động và sự kiện nổi bật nhất của ngành trong năm 2021. Cụ thể:

1. Triển khai phiên bản đầu tiên về sử dụng các gói thuốc A, B, C 

Ngày 28/7/2021, Sở Y tế TP.HCM đã xây dựng phiên bản đầu tiên và ban hành hướng dẫn triển khai chăm sóc và theo dõi sức khỏe F0 tại nhà. Sự kiện này chính thức đánh dấu thời điểm triển khai “mũi giáp công thứ hai” trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19.

Đầu tháng 8, TP bắt đầu cung cấp túi thuốc A-B cho người dân. Ngày 25/8, Sở Y tế nhận được các túi thuốc C từ chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir, điều trị có kiểm soát cho F0 triệu chứng nhẹ. Các túi thuốc A,B,C đã phát huy hiệu quả, giảm nguy cơ chuyển nặng và góp phần hồi phục cho F0 cách ly tại nhà.

{ keywords}
Cảnh báo nhiều F0 đang “uống nhầm còn hơn bỏ sót” túi thuốc B

2. Triển khai hiệu quả trạm y tế lưu động 

Ngày 22/08/2021, các trạm y tế lưu động đầu tiên do các chiến sĩ quân y đảm trách đi vào hoạt động. Ngay sau đó, 525 trạm y tế lưu động được thiết lập, đảm bảo chăm sóc, theo dõi, cấp cứu kịp thời cho F0 khi chuyển nặng.

3. Triển khai hiệu quả mô hình bệnh viện dã chiến 3 tầng

Sau khi các Trung tâm Hồi sức Covid-19 được bàn giao, ngành y tế TP đã triển khai mô hình “Bệnh viện dã chiến 3 tầng” ngay tại các bệnh viện dã chiến số 16, số 13, số 14. Mỗi bệnh viện có quy mô từ 1.500 đến 2.000 giường. 

Tại đây, các khoa ICU tại tầng 3 thực hiện tất cả kỹ thuật hồi sức chuyên sâu từ thở HFNC, thở máy không xâm lấn đến thở máy xâm lấn, lọc máu, chạy ECMO. Tầng 1 và tầng 2 sẽ là các khoa bệnh nhẹ và trung bình.

{ keywords}
Bệnh nhân nặng điều trị tại Trung tâm Hồi sức Covid-19, Bệnh viện dã chiến số 14.

4. Huy động tổng lực và nhận chi viện lớn nhất trong lịch sử ngành y tế TP.HCM

Cao điểm chống dịch vừa qua ghi nhận sự tham gia của toàn bộ nhân viên y tế từ công lập đến tư nhân, cho đến cán bộ y tế đã nghỉ hưu.. 1.533 đội lấy mẫu xét nghiệm, 1.109 đội tiêm vắc xin, thành lập 32 bệnh viện dã chiến (tổng quy mô 42.798 giường), chuyển đổi công năng 64 bệnh viện (tổng quy mô 17.062 giường).

Đặc biệt, TP được chi viện 23.748 nhân viên y tế đến từ 163 đoàn công tác đến từ các Bộ, ngành và các tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, có 18.092 nhân viên, cán bộ y tế, sinh viên y khoa; 5.656 người của lực lượng quân y.

{ keywords}
Hàng ngàn nhân viên y tế đã có mặt tại TP.HCM trong đợt dịch thứ 4.

5. Đổi mới sáng tạo trong công tác chống dịch 

Mười mô hình đổi mới sáng tạo được đúc kết sau giai đoạn chống dịch Covid-19

Cụ thể: "Mô hình “chăm sóc F0 tại nhà”; Mô hình “bệnh viện chị” đi hỗ trợ trực tiếp cho “bệnh viện em”;  Mô hình “trạm y tế lưu động”, “Tổ chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng;  Mô hình bệnh viện dã chiến 3 tầng; Mô hình tư vấn F0 từ xa qua tổng đài “1022”; Mô hình “Thầy thuốc đồng hành”; Mô hình cải biến xe vận chuyển hành khách và xe taxi trở thành xe vận chuyển người bệnh; Mô hình “Tổ Y tế từ xa”;  Mô hình “Chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng”; Mô hình “H.O.P.E”

6. Mười bài học kinh nghiệm trong công tác chống dịch

Ngày 30/10, ngành y tế TP.HCM đã sơ kết, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống dịch Covid-19. Mười bài học kinh nghiệm đã được đúc kết từ thực tiễn chống dịch, giúp thành phố tiếp tục phát huy và chủ động hơn trong giai đoạn chống dịch tiếp theo.

Một số bài học như: Cách ly F0 để ngăn chặn lây lan là cần thiết, nhưng không nhất thiết phải cách ly tập trung, chỉ cách ly tập trung khi không đủ điều kiện cách ly tại nhà; Chiến lược chăm sóc F0 theo 2 trụ cột: dựa vào cộng đồng và dựa vào bệnh viện...

7. Xây dựng và triển khai 6 chiến lược y tế thích ứng an toàn, linhh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong tình hình mới

TP.HCM đứng trước những thách thức lớn, vừa bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội. Do đó, ngành y tế đã xây dựng và triển khai 6 chiến lược y tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong tình hình mới.

8. Triển khai Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ

Chiến dịch này tập trung bảo vệ sức khỏe cho người trên 65 tuổi và người có bệnh nền, hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do Covid-19. Các hoạt động chính như: Cập nhật danh sách và quản lý sức khỏe; Xét nghiệm tầm soát phát hiện F0; Tăng cường truyền thông; Đẩy mạnh tiêm vắc xin; Cho uống ngay Molnupiravir khi xác nhận F0; Chăm sóc và theo dõi sức khỏe, tư vấn từ xa.

{ keywords}
Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ ghi nhận thành công bước đầu.

9. Khởi động đề án nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở

Tỷ lệ nhân viên y tế tuyến xã trên 10.000 dân của TP.HCM chỉ đạt 2,31, thấp hơn rất nhiều so với cả nước và Hà Nội (tương ứng là 7,42 và 6,06). Đề án nâng cao năng lực y tế cơ sở được xác định là một trong những đề án cấp bách cần thực hiện ngay.

10.  Khởi công xây dựng 3 bệnh viện cửa ngõ

Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi và Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức đã được khởi công xây dựng trong năm 2021. Đây là 3 trong 6 dự án trọng điểm thuộc đề án quy hoạch ngành y tế TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

Theo Sở Y tế TP.HCM, đại dịch Covid-19 với biến chủng Delta đã để quá nhiều cảm xúc lắng đọng và sâu sắc đối với mỗi nhân viên y tế. 9/10 hoạt động và sự kiện nổi bật của ngành y tế năm 2021 đều liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19. 

Linh Giao

TP.HCM hoàn thành tiêm mũi 3 trước tết Nguyên đán

TP.HCM hoàn thành tiêm mũi 3 trước tết Nguyên đán

TP.HCM hiện vẫn còn 24.420 người thuộc nhóm nguy cơ chưa tiêm mũi vắc xin Covid-19 nào. Trong khi đó, Sở Y tế đặt mục tiêu phải hoàn thành mũi 3 trước tết Nguyên Đán. 

顶: 5987踩: 29566