TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtTrungQuốctừchốiphảnbiệnvềvụkiệnBiểnĐôsoi kèo nam địnho những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghiện nay, Trung Quốc đã từ chối cơ hội phản biện cuối cùng mà Tòa trọng tài quốc tế đưa ra đối với vụ kiện Biển Đông với Philippines, tiếp tục khẳng định không chấp nhận giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba. Cụ thể, báo Thanh Niên dẫn nguồn tin từ Tân Hoa xã hôm 1/12 cho biết, Bắc Kinh sẽ không giải trình hay đưa ra phản bác đối với những cáo buộc của Philippines ở tòa án trọng tài quốc tế.
Phát biểu trước giới truyền thông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố: “Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định Tòa trọng tài được thành lập theo yêu cầu của Philippines không có thẩm quyền đối với vụ kiện. Vì vậy Trung Quốc sẽ không chấp nhận cũng như tham dự vụ kiện này ở Tòa trọng tài”.
Trước đó vào hôm 30/11, Tòa trọng tài đã kết thúc phiên điều trần kéo dài 5 ngày, ghi nhận yêu cầu của Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến những tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Tòa trọng tài cho Trung Quốc cơ hội phản biện đối với những cáo buộc của Philippines và giải trình của Bắc Kinh phải được gửi đến tòa trước khi năm 2015 kết thúc.
Tuy nhiên, không chỉ từ chối cơ hội này, Bắc Kinh còn lớn tiếng chỉ trích Manila. “Hành động đơn phương (kiện ở tòa) của Philippines là sự khiêu khích chính trị mang chiếc áo luật pháp. Đó không phải là nỗ lực để giải quyết tranh chấp mà là phủ nhận chủ quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông”, bà Hoa Xuân Oánh nói.
Thời gian qua, Bắc Kinh luôn chỉ trích Manila vì vụ kiện Biển Đông và những chỉ trích này thường được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc lại với mức độ nặng hơn. Bà Oánh còn cho rằng Bắc Kinh không chấp nhận bất kỳ sự áp đặt hay giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba, vì “đó là quyền của Trung Quốc với tư cách của một nước có chủ quyền và một thành viên tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS)”.
UNCLOS là căn cứ để Tòa trọng tài xem xét vụ kiện. Hồi tháng 11/2015, Tòa trọng tài quốc tế của Liên Hiệp Quốc ở Hà Lan tuyên bố có đủ thẩm quyền để xem xét vụ kiện. Philippines khởi kiện Trung Quốc từ năm 2013 và yêu cầu tòa ra phán quyết không công nhận đòi hỏi chủ quyền vô lý của Bắc Kinh chiếm gần hết Biển Đông. Trong năm 2016, Tòa trọng tài sẽ đưa ra phán quyết đối với vụ kiện mà Philippines rất tự tin sẽ giành chiến thắng.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay, nữ đại sứ Mỹ tại ASEAN, bà Nina Hachigian, cho biết lãnh đạo các nước ASEAN sẽ đến Mỹ dự hội nghị cấp cao mang tính lịch sử vào năm 2016 theo lời mời của Tổng thống Barack Obama.
Thông tin trên do đại sứ Mỹ tại ASEAN Nina Hachigian đưa ra trong buổi họp với phóng viên các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào sáng 2/12, nhằm báo cáo về kết quả cuộc họp Mỹ - ASEAN và hội nghị cấp cao Đông Á vừa diễn ra hồi tháng 11 ở Malaysia. Bà Hachigian nhấn mạnh, cuộc họp cấp cao Mỹ - ASEAN sắp tới mang tính lịch sử vì đây là lần đầu tiên nó diễn ra tại lãnh thổ Mỹ và theo lời mời của Tổng thống Obama.
Bà Hachigian cho biết, cuộc họp dự kiến sẽ tiếp tục thảo luận về điểm nóng là tình hình Biển Đông hiện nay. "Trong chuyến công du châu Á vừa qua, Tổng thống Obama đã yêu cầu các bên liên quan ngừng việc cải tạo, xây dựng và quân sự hóa trên khu vực tranh chấp".
Trả lời Zing News về những hoạt động sắp tới của Mỹ để tiếp tục khẳng định tự do hàng hải trên Biển Đông, nữ đại sứ Mỹ nhấn mạnh hoạt động sẽ được duy trì đều đặn. "Tôi chưa thể cung cấp thêm thông tin về những kế hoạch sắp tới. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh rằng hoạt động này ở khu vực sẽ diễn ra đều đặn, và phù hợp với những hoạt động tuần tra khác mà chúng tôi vẫn tiến hành trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ qua", bà nói.
Khi một phóng viên đề nghị bình luận về vụ kiện của Philippines đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, bà Hachigian cho hay: "Chúng tôi ủng hộ một giải pháp hòa bình, bao gồm việc sử dụng những cơ chế luật pháp quốc tế như các tòa án trọng tài, như phiên tòa đang thụ lý vụ việc của Philippines". Nữ đại sứ Mỹ nhấn mạnh, phán quyết của tòa án sẽ mang tính ràng buộc pháp lý đối với những nước đã phê chuẩn UNCLOS, bao gồm Trung Quốc và Philippines.
Lan Anh(T/h)
Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả mang lại lợi ích gì?