【tỷ lệ trực tiếp bóng đá】Rà soát việc xử lý tài sản, trụ sở làm việc những nơi sáp nhập huyện xã
Ngày 29/8,àsoátviệcxửlýtàisảntrụsởlàmviệcnhữngnơisápnhậphuyệnxãtỷ lệ trực tiếp bóng đá Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện về việc rà soát việc xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức ở các đơn vị hành chính đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021 và phương án thực hiện cho giai đoạn 2023 - 2030.
Công điện nêu rõ, trong quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế ở giai đoạn 2019 - 2021 và tiếp tục thực hiện việc bố trí, sắp xếp trụ sở công tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí trong giai đoạn 2023 - 2030, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành khẩn trương chỉ đạo rà soát, lập danh sách và đánh giá hiện trạng, tình hình sử dụng các trụ sở công ở các đơn vị hành chính.
Trong đó, bao gồm các đơn vị đã thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021 mà đến nay vẫn chưa được bố trí sắp xếp, sử dụng hiệu quả và các đơn vị dự kiến sẽ sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2030.
Các địa phương kịp thời rà soát, điều chỉnh, cập nhật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phục vụ sắp xếp lại, xử lý trụ sở; chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị đang trực tiếp quản lý khẩn trương xây dựng phương án sắp xếp, xử lý và báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện phương án sắp xếp, xử lý trước ngày 30/9.
Đồng thời, cân đối, bố trí nguồn ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các trụ sở làm việc được tiếp tục sử dụng phục vụ hoạt động của đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp phù hợp với quy hoạch và điều kiện thực tế của địa phương.
Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các bộ, cơ quan khác ở trung ương có trụ sở cơ quan, đơn vị ngành dọc đóng tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021 nay không có nhu cầu sử dụng khẩn trương chuyển giao các trụ sở, nhà đất cho UBND tỉnh, thành để sắp xếp, quản lý, sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng.
Các đơn vị này phối hợp chặt chẽ với các địa phương để chủ động xây dựng phương án bố trí, sắp xếp trụ sở công tại các đơn vị hành chính dự kiến sắp xếp giai đoạn 2023 - 2030.
Với Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng lưu ý, căn cứ vào yêu cầu thực tế, nghiên cứu, đề xuất xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 167/2017 và Nghị định số 67/2021 của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan để tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức ở các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp.
Bộ Tài chính khẩn trương hướng dẫn theo thẩm quyền việc xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, thủ tục hành chính đơn giản, rút ngắn thời gian thực hiện, tránh gây lãng phí, thất thoát, tham nhũng, tiêu cực hoặc để tài sản, trụ sở hư hỏng, xuống cấp.
Qua đó, nhanh chóng khắc phục tình trạng trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức ở một số địa phương sau sắp xếp các đơn vị hành chính vẫn phải duy trì 2 - 3 trụ sở làm việc; thậm chí có nơi một số trụ sở bỏ không, địa phương không có kinh phí để bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ dẫn đến trụ sở xuống cấp, hư hỏng, gây thất thoát lãng phí.
Cùng với đó là tháo gỡ khó khăn trong việc tổ chức thanh lý, bán đấu giá một số trụ sở, tài sản công dôi dư sau sắp xếp.
Cũng theo công điện, trong tháng 10/2023 phải tập hợp, báo cáo Thủ tướng về kết quả hướng dẫn và tổ chức thực hiện.
Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch UBND tỉnh, thành chủ trì, hướng dẫn sắp xếp, bố trí các trụ sở dôi dư theo thẩm quyền.
Bộ Nội vụ chủ trì, kịp thời tổng hợp các vướng mắc, bất cập khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó có việc bố trí, sắp xếp trụ sở công của các cơ quan, tổ chức để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét trước ngày 30/9.
Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, địa phương thực hiện công điện này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện để tháo gỡ, giải quyết, xử lý kịp thời.
Hàng loạt trụ sở xã đẹp long lanh phải bỏ hoang sau sáp nhập
Thực hiện chủ trương sáp nhập xã, Hà Tĩnh dôi dư 46 trụ sở. Trong đó có những trụ sở xã vừa xây dựng, tu bổ với kinh phí nhiều tỷ đồng nhưng buộc phải bỏ hoang.