当前位置:首页 > World Cup

【giải vdqg úc】Doanh nghiệp Việt thiếu quan tâm dù thị trường Iran đầy tiềm năng

Nhiều cơ hội hợp tác thương mại với Iran chưa được khai thác
Năng lực cạnh tranh,ệpViệtthiếuquantâmdùthịtrườngIranđầytiềmnăgiải vdqg úc thị phần hàng Việt cải thiện rõ tại thị trường EU
Xuất khẩu sang 8 thị trường thành viên CPTPP tăng trưởng mạnh
Doanh nghiệp Việt thiếu quan tâm dù thị trường Iran đầy tiềm năng
Nông sản Việt còn nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang Iran, điển hình là chè, cà phê... Ảnh: Internet

Với dân số gần 86 triệu người, Iran là thị trường có dung lượng tiêu thụ lớn trong số các nước khu vực Trung Đông. Việt Nam và Iran có nhiều cơ hội hợp tác thương mại chưa được khai thác.

Phát biểu tại “Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Iran” do Cục Xúc tiến thương mại và Thương vụ Việt Nam tại Iran tổ chức chiều ngày 1/4, ông Nguyễn Thành Long, Bí thư thứ ba, Thương vụ Việt Nam tại Iran (kiêm nhiệm Syria và Iraq) cho biết, lâu nay thị trường Iran chưa được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhiều, trong khi thực tế đây là thị trường rất tiềm năng.

Mỗi năm Iran sản xuất được khoảng 125 triệu tấn hàng hoá nông sản, trong đó xuất khẩu 8,8 triệu tấn, còn lại là phục vụ nhu cầu nội địa. Trong khi đó, thị trường này cũng nhập khẩu khoảng 10 tỷ USD nông sản/năm.

"Iran luôn theo đuổi chính sách thương mại bảo hộ cho nông nghiệp; khuyến khích sản xuất trong nước; áp mức thuế cao đối với hàng nhập khẩu với tỷ lệ thuế tăng dần tuỳ thuộc mức độ gia công của hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, trong thời gian thiếu hụt hàng hoá, quy định về thuế quan cũng có thể bị dỡ bỏ", ông Long nói.

Ông Long thông tin thêm, thị trường Iran có các sản phẩm nông sản khá nổi tiếng như: nhuỵ hoa nghệ tây, hạt dẻ cười, táo, mơ, hạt óc chó, chà là…

Trong khi đó, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Iran gồm: chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, gạo, hoa quả, thuỷ sản… Hạt điều, cà phê, hạt tiêu, chè chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Iran. Năm 2021, Việt Nam xuất khấu sang Iran 30 triệu USD hạt điều, 17 triệu USD cà phê, 14 triệu hạt tiêu, 7 triệu USD chè.

“So với các nước khác, con số xuất khẩu trên khá khiêm tốn nhưng so với tổng số kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng 100 triệu USD mỗi năm giữa Việt Nam và Iran, tỷ trọng xuất khẩu như trên là rất đáng kể”, ông Long đánh giá.

Cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá sang Iran, đặc biệt là hàng nông sản nằm ở chỗ, nhu cầu nhập khẩu của Iran lớn do đất nước này thường xuyên bị hạn hán, mất mùa. Đáng chú ý, qua khảo sát người dân và một số nhà nhập khẩu tại Iran cho thấy, người tiêu dùng Iran khá ưa chuộng hàng Việt Nam, ưa chuộng hơn hẳn hàng Trung Quốc. Sản phẩm của 2 nước thường mang tính bổ trợ cho nhau, không cạnh tranh.

Từ góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Hiền Giang, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Lâm Thành Hưng (người có 8 năm kinh nghiệm sinh sống, làm việc tại Iran) đánh giá, yếu tố thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt vào thị trường Iran còn là quyết tâm và ý chí chính trị rất cao của đôi bên trong phát triển kinh tế thương mại, nâng cao kim ngạch thương mại 2 chiều lên nhiều tỷ USD; thị trường Iran quy mô kinh tế lớn đứng thứ 18 trên thế giới, sức mua rất lớn…

Cùng với đó, Việt Nam và Iran đã ký một số thỏa thuận hợp tác như: Thỏa thuận chung về hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật”; Hiệp định về thương mại và lập Ủy ban hỗn hợp; Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư… Đây cũng là những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy giao thương đôi bên.

Nhiều ý kiến cho rằng, để tăng cường xuất khẩu sang Iran trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thị trường còn nhiều tiềm năng bỏ ngỏ này.

“Khuyến nghị dành cho các doanh nghiệp Việt Nam là phải tìm hiểu, thẩm định kỹ đối tác; yêu cầu mức đặt cọc cao đối với khách hàng mới; sử dụng phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T theo thông lệ quốc tế”, ông Long nói.

分享到: