5 lần 77 ngày vẫn chưa thông
Con đường để đảm bảo "DN tư nhân không cô đơn" cần có vai trò dẫn dắt thị trường của Nhà nước để tạo lập môi trường bình đẳng,ệpchậtvậttiếpcậnđấtđcorinthians sp xã hội hoá dịch vụ công và giảm chi phí kinh doanh”. |
“Hiện Bộ TN-MT đang chủ trì xây dựng Luật Đất đai sửa đổi, tuy nhiên có một vấn đề đặt ra là, không chỉ các tập đoàn lớn muốn tận dụng nguồn tài nguyên đất đai để phát triển kinh tế, mà các DNVVN cũng rất cần tận dụng ưu thế của đất đai. Các DN sản xuất thuê đất và muốn dùng đất này để thế chấp ngân hàng, nhưng vướng quy định của Luật Đất đai 2014, cho nên DN sẽ không được thế chấp đất mà chỉ được thế chấp tài sản trên đất. Đây là một trong những khó khăn của DN”.
Dẫn chứng cho điều này, ông Nguyễn Vân cho biết, một số Tập đoàn lớn đặt hàng DN làm linh kiện, họ đòi hỏi rất cao các điều kiện kỹ thuật, máy móc thiết bị, để sản xuất được một linh kiện nhỏ cần phải có máy móc hàng chục triệu USD, do đó, thực sự DN tư nhân vốn đã nhỏ nay càng khó khăn hơn. Các cơ quan chức năng làm sao để gỡ được nút thắt này, để DN tư nhân tận dụng được nguồn lực đất đai, nguồn vốn…, ông Nguyễn Vân chia sẻ.
Câu chuyện của ông Đỗ Đình Hiệu, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hoá lại cho thấy việc khó khăn tiếp cận đất đai qua các thủ tục. Ông Đỗ Đình Hiệu cho biết, hiện nay, nhà nước quy định DN, nhà đầu tư sẽ được tiếp cận đất đai sau 77 ngày, tuy nhiên, “Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, theo quan sát của tôi thì thì có lẽ 5 lần 77 ngày chưa chắc đã tiếp cận được. Việc hoàn thiện hồ sơ dự án, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư nhanh nhất cũng phải nửa năm, như vậy cơ hội kinh doanh của DN liệu có còn?”, ông Hiệu đặt câu hỏi.
Cũng theo ông Hiệu, việc tiếp cận vốn của DN cũng đang vướng nút thắt về thể chế, khi mà ngân hàng vẫn thông qua hiệp hội để thường xuyên tiếp cận các DN mời DN vay vốn, song DN vẫn khó tiếp cận được nguồn vốn, trong khi ngân hàng thì thừa vốn. Như vậy, thiếu vốn và đất đai khiến DN khó lớn, chưa kể lớn lên được một ít thì có những DN “ngại lớn” vì những lý do khác nhau".
Để “DN tư nhân không cô đơn”
Đề xuất kiến nghị nhằm giúp DN có thể chủ động lớn mạnh, ông Đỗ Đình Hiệu nhấn mạnh cần phải tạo điều kiện thuận lợi và mạnh dạn hơn nữa cắt giảm những thủ tục đầu tư kinh doanh, để có thể giúp DN gia nhập thị trường một cách nhanh nhất, chớp được cơ hội kinh doanh tốt nhất và phải thay đổi tư duy một cách mạnh mẽ nhất.
Để thúc đẩy sự phát triển của DN tư nhân, theo ông Hoàng Quang Phòng- Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), không chỉ cải cách thể chế kinh tế, môi trường kinh doanh, Nhà nước cần đưa ra chính sách công nghiệp thúc đẩy khu vực tư nhân vươn lên, đồng thời cần tiếp tục các giải pháp hiệu quả để hỗ trợ DN tư nhân phát triển như: Tiếp tục đơn giản hóa tối đa các điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính cho việc thành lập và vận hành DN, nâng cao năng lực quản trị DN theo hướng hướng tới các chuẩn mực quốc tế cho các DN đang hoạt động. Đại diện VCCI cũng nhấn mạnh, cần có các chương trình cho vay vốn hiệu quả cho DN nhỏ, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục và điều kiện cho vay, thực hiện những hình thức cho vay mới và có những giải pháp đột phá trợ giúp DN trong tiếp cận đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh, xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nói về triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TƯ về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được Ban chấp hành Trung ương ban hành tháng 6/2017, ông Hoàng Quang Phòng đánh giá: “Các DN tư nhân đã ấm lòng, có niềm tin mạnh mẽ hơn vào tương lai phát triển của mình, nhưng chúng ta cũng rất cần quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Việc này đã thực hiện nhiều năm qua nhưng chưa đủ mức. Con đường để đảm bảo "DN tư nhân không cô đơn" cần có vai trò dẫn dắt thị trường của Nhà nước để tạo lập môi trường bình đẳng, xã hội hoá dịch vụ công và giảm chi phí kinh doanh”.