发布时间:2025-01-12 19:38:03 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
Trên cơ sở đánh giá kỹ thực trạng,ỉnhQuảngNinhcơbảnkhôngcònhộnghètỷ số sagan tosu phân tích rõ nguyên nhân, hạn chế trong công tác giảm nghèo, từ năm 2010 đến nay, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành nhiều nghị quyết để lãnh đạo công tác giảm nghèo, như: Nghị quyết 01-NQ/TU ngày 27/10/2010 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về xây dựng chương trình nông thôn mới (NTM) tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.
Nghị quyết 07-NQ/TU ngày 29/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) nhanh, bền vững gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng - an ninh (QP-AN) tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc QP-AN ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030...
Với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, đặc biệt là những cơ chế, chính sách riêng có để đẩy mạnh phát triển KT-XH nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo, các nghị quyết của Tỉnh ủy đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, đem lại những chuyển biến tích cực trong công tác giảm nghèo.
Xác định phát triển hạ tầng giao thông nông thôn là một trong 3 đột phá chiến lược phát triển KT-XH, giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, từ năm 2010 đến nay, Quảng Ninh đã đầu tư xây dựng được 3.182 km đường bộ, nâng tổng số km đường bộ toàn tỉnh lên hơn 6.000 km, bao gồm: 176 km đường cao tốc từ Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, với tốc độ khai thác 100 - 120 km/h, quy mô 4 làn xe; 480 km đường quốc lộ với quy mô các tuyến cơ bản đạt từ cấp III trở lên và gần 6.000 km đường tỉnh, đường liên huyện, liên xã.
Các công trình giao thông động lực, thiết yếu, có tính chất kết nối nội huyện, liên huyện, kết nối vùng động lực với vùng khó khăn, biên giới, cửa khẩu đã tạo không gian và các điều kiện phát triển mới đối với các địa phương khu vực miền Đông, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.
Cùng với tập trung phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, tỉnh cũng tiến hành tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhằm khai thác, phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế vốn có trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống người dân. Trong đó, chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP), với cách làm linh hoạt, sáng tạo, đột phá đã thực sự đánh thức, khơi dậy nhiều tiềm năng riêng có của mỗi miền quê.
Trong các sản phẩm đạt 3 - 5 sao, có rất nhiều sản phẩm ở các xã thuộc các huyện miền núi, vùng đồng bào DTTS của tỉnh như Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ... Có thể thấy, chương trình OCOP không chỉ tạo ra sức bật mới, khơi dậy tiềm năng sản xuất nông nghiệp ở những vùng thuận lợi, mà ở cả vùng DTTS, miền núi của tỉnh. Nhiều cây trồng, sản phẩm từ chỗ tự phát, manh mún, đã trở thành hàng hóa, mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân thoát nghèo bền vững.
Để giảm nghèo nhanh và bền vững, tỉnh Quảng Ninh còn chú trọng xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
Mức sống của bà con dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao. |
Theo đó, tỉnh Quảng Ninh đã thí điểm xây dựng các làng văn hóa - du lịch của đồng bào các DTTS Dao, Tày, Sán Chay, Sán Dìu trở thành “bảo tàng sống” có bản sắc văn hóa truyền thống, thúc đẩy phát triển du lịch; chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị nghề thủ công truyền thống, các loại hình nghệ thuật dân gian (dân ca, dân vũ, dân nhạc), trang phục, tri thức dân gian về lâm - nông - ngư nghiệp và văn hóa ẩm thực truyền thống; tạo điều kiện cho du khách trải nghiệm văn hóa dân gian các cộng đồng.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo, Quảng Ninh đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục lòng tự trọng, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về tinh thần phát huy nội lực, tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, thay đổi tư duy, nhận thức, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
Với các giải pháp thực hiện giảm nghèo, đến hết năm 2019, Quảng Ninh đã hoàn thành mục tiêu đưa 17 xã và 54 thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135, về đích trước 1 năm so với kế hoạch đề ra. Thu nhập bình quân tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đạt gần 33 triệu đồng/người/năm, cao gấp 2,65 lần so với đầu năm 2016. Đến hết năm 2022, Quảng Ninh cơ bản không còn hộ nghèo, về đích trước 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Trong giai đoạn 2023-2025, Quảng Ninh sẽ chuyển sang giai đoạn xây dựng và triển khai theo chuẩn nghèo đa chiều mới, cao hơn mức bình quân của cả nước. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh đối với việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Sau 10 năm triển khai, tỉnh Quảng Ninh hiện đã có 569 sản phẩm thuộc 6 nhóm tham gia chương trình OCOP. Trong đó có 336 sản phẩm đạt 3 - 5 sao, gồm: 3 sản phẩm đạt 5 sao cấp trung ương, 87 sản phẩm đạt 4 sao và 246 sản phẩm đạt 3 sao. Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số áp dụng trong việc tiêu thụ nông sản của địa phương, đến nay đã có 256 sản phẩm OCOP của tỉnh đạt 3 - 5 sao (đạt 76%) được đưa lên sàn thương mại điện tử postmart.vn và voso.vn. |
相关文章
随便看看